Một hành trình vừa “đặc biệt” vừa “khác biệt” của thương hiệu quốc gia - Vinamilk - để biến “giấc mơ sữa Việt” thành hiện thực và nâng tầm thương hiệu Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới.

'Chăm sóc' dù ở đâu, vẫn giữ một sứ mệnh

Cũng ít người biết rằng, sữa là một trong những sản phẩm của Việt Nam được xuất ngoại từ khá sớm, ngay khi đất nước bước vào thời kì mở cửa, phát triển kinh tế quốc tế. Năm 1997, Việt Nam tham gia chương trình đổi dầu lấy lương thực của Iraq. Để tiếp cận chương trình, bà Mai Kiều Liên - khi đó là Tổng giám đốc của Vinamilk – đã chủ động ngỏ lời tài trợ 2 container sữa bột cho trẻ em Iraq. Không chỉ “giới thiệu sản phẩm”, bà Liên chia sẻ, đây còn là sự hỗ trợ thiết thực cho nước bạn – khi ấy đang trải qua giai đoạn sau chiến tranh.

Không lâu sau đó, Chính phủ Iraq đã cử người sang thăm nhà máy, tìm hiểu công ty và đề nghị Vinamilk cung cấp 300 tấn sữa trong 3 tháng. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Vinamilk và cả ngành sữa trong nước, mở đầu cho một hành trình vươn ra thế giới mạnh mẽ của thương hiệu này. Điều là chỉ ít lâu trước đó, người ta cho rằng “không tưởng”.

Sau gần 30 năm gắn bó với các thế hệ trẻ em Iraq, Vinamilk Dielac (nhãn hiệu sữa bột và bột ăn dặm) đã trở thành thương hiệu mà người dân dành nhiều tình yêu, không chỉ cho Vinamilk mà còn cho Việt Nam nói chung. Tại đây, người dân dùng từ “Dielac” để gọi chung sản phẩm sữa bột trẻ em, vì nhãn hiệu này đã quá phổ biến và thân thuộc.

Hay tại Afghanistan, đất nước còn nhiều khó khăn do chiến tranh, 10 năm qua, Vinamilk vẫn luôn nỗ lực cùng đối tác đảm bảo cung cấp sữa cho trẻ em. Vượt lên trên mục tiêu về kinh doanh, đó còn là lời hứa của thương hiệu rằng sẽ mang dinh dưỡng đến cho mọi trẻ em, mọi người dân, dù ở bất cứ đâu trên thế giới.

“Tôi muốn thế giới phải biết đến ngành sữa Việt Nam”, câu nói đầy tham vọng nhưng thể hiện tầm nhìn chiến lược của bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk. Bên cạnh chiến lược mở rộng thị trường một cách bài bản, “ông lớn” ngành sữa còn không ngừng nâng cao năng lực cung ứng để sẵn sàng đáp ứng các đơn hàng lớn, đòi hỏi cao. Hiện, doanh nghiệp sở hữu hệ thống 15 trang trại, 16 nhà máy trong và ngoài nước. Nổi bật là 2 siêu nhà máy sữa đầu tiên ở Việt Nam, với vốn đầu tư “khủng” hàng trăm triệu đô la.

Từ xuất phát điểm gần như bằng 0, cái tên "Vinamilk" dần xuất hiện trên các bảng xếp hạng danh tiếng của khu vực và thế giới. Thương hiệu quốc gia không chỉ là niềm tự hào của doanh nghiệp, mà trở thành trách nhiệm và sứ mệnh đưa thương hiệu vươn tầm.

Chủ động xây dựng lợi thế cạnh tranh mới: Phát triển bền vững

Xu hướng tiêu dùng xanh, hướng đến phát triển bền vững không còn là thị trường ngách mà dần trở thành “luật chơi mới” trong thương mại toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi. Theo đó, những sản phẩm thể hiện được tính "có trách nhiệm” như sản xuất xanh, bền vững, thân thiện với môi trường”… sẽ rộng đường xuất khẩu và hưởng những ưu đãi riêng của quốc gia nhập khẩu.

Nhìn từ góc độ này, có thể nói Vinamilk đã có sự sẵn sàng từ khá sớm. Năm 2012, Vinamilk đã bắt tay thực hiện báo cáo Phát triển bền vững theo các chuẩn mực của quốc tế. Thời điểm đó, Việt Nam chưa có các quy định bắt buộc đối với việc công bố báo cáo này.

Các thống kê, dữ liệu được thu thập, ghi nhận, đánh giá qua các năm là cơ sở để đánh giá về việc thực hành phát triển bền vững. Ở mảng xuất khẩu, điều này giúp Vinamilk sẵn sàng cung cấp báo cáo liên quan về khía cạnh phát triển bền vững khi được đối tác nhập khẩu yêu cầu.

Đến khi Chính phủ Việt Nam cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” (Net Zero) vào giữa thế kỷ này, Vinamilk cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong công bố đồng hành cùng mục tiêu này. Ngay sau đó, doanh nghiệp cũng lần lượt tuyên bố những đơn vị đầu tiên đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS2060:2014.

Vinamilk sở hữu các trang trại, nhà máy đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060:2014. Đây là một thế mạnh “mới” giúp thương hiệu có thể cạnh tranh tốt hơn trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng đòi hỏi cao hơn về vấn đề bảo vệ môi trường và cam kết Net Zero.

Những nỗ lực này giúp thương hiệu được đánh giá thuộc Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu và dẫn đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk được đánh giá cao nhất, vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới.

“Tính bền vững đang trở thành xu thế quan trọng. Vinamilk đang thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững trong ngành thực phẩm, nắm bắt đúng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Nhờ vậy, họ luôn là thương hiệu phổ biến nhất đối với người tiêu dùng”, ông Alex Haigh, Giám đốc điều hành Khu vực châu Á Thái Bình Dương của Brand Finance – đơn vị định giá thương hiệu đến từ Anh Quốc - nhận định.

Đại diện Brand Finance cũng đồng thời cho biết Việt Nam là ngôi sáng trong việc phát triển giá trị thương hiệu quốc gia trong một thập kỷ qua. Để con số này tiếp tục tăng trưởng, ông Alex cho rằng các thương Việt cần tập trung vào xây dựng giá trị thương hiệu và mở rộng ra thị trường quốc tế, đồng thời, đẩy mạnh tính bền vững trong mọi lĩnh vực để xây dựng danh tiếng.

Những nỗ lực này giúp thương hiệu được đánh giá thuộc Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu và dẫn đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk được đánh giá cao nhất, vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới.

“Tính bền vững đang trở thành xu thế quan trọng. Vinamilk đang thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững trong ngành thực phẩm, nắm bắt đúng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Nhờ vậy, họ luôn là thương hiệu phổ biến nhất đối với người tiêu dùng”, ông Alex Haigh, Giám đốc điều hành Khu vực châu Á Thái Bình Dương của Brand Finance – đơn vị định giá thương hiệu đến từ Anh Quốc - nhận định.

Các sáng kiến và sản phẩm theo xu hướng phát triển bền vững của Vinamilk được cộng đồng quốc tế nhìn nhận và đánh giá tích cực.

Đại diện Brand Finance cũng đồng thời cho biết Việt Nam là ngôi sáng trong việc phát triển giá trị thương hiệu quốc gia trong một thập kỷ qua. Để con số này tiếp tục tăng trưởng, ông Alex cho rằng các thương Việt cần tập trung vào xây dựng giá trị thương hiệu và mở rộng ra thị trường quốc tế, đồng thời, đẩy mạnh tính bền vững trong mọi lĩnh vực để xây dựng danh tiếng.

Theo ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, trong bối cảnh mới, doanh nghiệp Việt muốn vượt thách thức, cạnh tranh khi hội nhập toàn cầu đầu tư giá trị thương hiệu nhiều hơn nữa, đặc biệt chú trọng yếu tố mới xuất hiện như: chuyển đổi xanh, Net Zero, giảm phát thải khí nhà kính, trách nhiệm xã hội, chuyển đổi số...

“Có bề dày lịch sử gần 50 năm, Vinamilk luôn ý thức mình phải trẻ hóa, thay đổi để thích nghi bối cảnh mới và vươn tầm thế giới. Vinamilk sẽ là bài học bổ ích cho các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp Việt nói chung", ông Phú nhận định.

Đối với thị trường phát triển như New Zealand, Vinamilk đang thực hiện cung cấp sản phẩm đáp ứng những yêu cầu về “tích xanh, bền vững” như không có ống hút nhựa, nắp nhựa theo thỏa thuận giảm rác thải nhựa ra môi trường.

Theo báo cáo của Brand Finance, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng, đạt mức tăng 102% trong giai đoạn 2019-2023. Với tổng giá trị 498,13 tỷ USD vào năm 2023, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 33 trong số 121 thương hiệu quốc gia mạnh nhất thế giới. Thành công này không chỉ là cột mốc quan trọng trong quá trình khẳng định thương hiệu quốc gia Việt Nam mà còn cho thấy kết quả từ những nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp Việt trong việc gia tăng vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế.

VINAMARTLittle Vietnam in the Philippines