GIẤC MỘNG TRUNG HOA YUFENG 5H – DÒNG CHUYÊN SĂN CÁ TO

Tôi nhận được tập thơ “Vách đêm” của Đỗ Thu Hằng vào ngày cuối cùng trước khi rời Việt Nam trở về Đức. Tháng Tám quyện hương cốm non lên “Vách đêm” còn thơm mùi giấy mới. Tạm lật dở vài trang sách, thật ngạc nhiên như bắt gặp cô Tấm trong giỏ thị của bà. Tôi chạm thu vàng ruộm đất trời, dường như thu tiệp vào bìa sách. Tôi tin rằng, trong “Vách đêm”, nữ nhà thơ Đỗ Thu Hằng đã tìm thấy con đường cho chính mình, ở tập thơ thứ ba này.

Khác với hai tập thơ trước của Đỗ Thu Hằng, Vách đêm một cái tựa đáng để suy ngẫm. Cứ mường tượng một người lần mò trong đêm tối để tìm ra lối đi riêng không hề dễ dàng. Đỗ Thu Hằng đã đưa chúng ta vào cung đường tìm kiếm sự giải thoát của chị. Vách đêm không ngay lập tức hấp dẫn bạn đọc bởi Vách đêm không quá lộng lẫy ngôn từ. Điều đặc biệt rất riêng của Vách đêm là không dụng thủ pháp như những nữ nhà thơ đương đại khác. Vách đêm được chắt lọc ngôn từ bằng cảm xúc dịu lành, lảng bảng giữa thực và mộng, đôi khi con tim trào dâng những mơ hồ non dại rất đời. Đỗ Thu Hằng tự sửa mình, tự chắp vá nông sâu, ghép ký tự chữ thành áng thơ dung dị trong khu vườn cây hoa lá yên tĩnh bốn mùa. Tôi mượn lời nhà văn Nguyễn Thế Kiên đã viết về Vách đêm: “Những trang thơ giải tỏa và quán chiếu”, đã làm chất xúc tác để tôi chắp bút giới thiệu Vách Đêm với giới mộ đạo yêu thơ.

Vách đêm mang đến độc giả một sự dẫn dụ vi tế. Nơi sâu thẳm địa đàng, không cần mỹ từ, lời thơ dịu dàng trong veo, ca từ thuần khiết như con người thật của Hằng. Với lối sống giản dị nhưng rất bản năng và nữ tính đã khiến những mảnh ghép trong thơ Đỗ Thu Hằng trở nên gần gũi nhẹ nhàng: "Vài mảnh ghép những ô màu bí mật/ Trắng đen đời thắm đỏ ước mơ/Vài tàn tích trên vết thương trơ trọi/ Giọt lệ khô treo trên nhánh thật thà". Bài thơ Khoảnh khắc đã mở nút thắt của Vách đêm. Phải chăng chúng ta luôn mâu thuẫn với chính mình hay chúng ta đang trốn chạy sự đảo điên của cuộc sống? Tôi rung cảm và xúc động như thể chính mình đang treo đức tin trên nhánh thật thà.

Người không có đức tin như mù lòa mò mẫm Vách đêm, và như Ký tự nhốt hai niềm cô lẻ. Nhiều câu thơ trong bài vang lên như những ca từ, xuyên không gian vút lên nhức nhối : "Ơi dịu dàng thanh âm lòng ai biết  /Khúc bi ca vương vấn cả cõi tình / Đêm ngả xuống nỗi buồn như câu hát / Chỉ em là thương nhớ điệp trùng thôi". Niềm khắc khoải tự thân như tiếng vọng vào Vách đêm, muốn giải thoát hay đang chết trên vách sầu.

Sự mâu thuẫn trong tình yêu của Đỗ Thu Hằng được đẩy lên cao trào. Còn đau đớn là còn yêu, còn yêu là đang sốngnhưng bản năng con người mấy ai từ chối tình yêu, để rồi mày mò trong hố sâu trong Vách đêm thăm thẳm.

Có khi Đỗ Thu Hằng mượn lục bát để lẩy lên khúc tự trào, trong chiếc Áo thời gian: "Áo thời gian phủ lên vai/ Lẽ nào khâu tiếng thở dài làm khuy/ Ngũ hành biến sắc cùng tùy/ Âm dương cũng nhạt thịnh suy vui buồn". Sự thăng hoa của tứ thơ Đỗ Thu Hằng như thoát xác. Một sự hoán đổi nhập nhằng. Một tâm hồn mong manh non dại trong thân xác người đàn bà, hay sự trưởng thành được khai thị dẫn lối tạo mạch nguồn? Tôi thích cái cách biểu đạt điều sáng tỏ trong thơ Đỗ Thu Hằng khiến cho độc giả nhìn được thực tại ngay trong sự giằng xé. Dĩ nhiên là ở đó diễn ra một cuộc cách mạng đấu tranh giữa bản ngã và ý chí.

Tôi thích câu nói của Tony Robbins - một trong những tỷ phú, người truyền động lực nổi tiếng ở Mỹ: “Diều bay cao nhờ chống lại gió chứ không phải vờn với gió". Hay Khổng Tử từng nói: "Sức mạnh và sự phát triển chỉ đến qua những nỗ lực và sự đấu tranh không ngừng nghỉ".

"Phù vân một kiếp vụng về/ Giấu buồn trong rễ tái tê cõi người/ Chênh vênh hai bến khóc cười/ Ước mơ đã ngủ quên rồi thành xưa/ Áo đời nhàu vết nắng mưa/ Soi gương mặt gió chợt vừa trăm năm/ Xác mùa xuân ghé hỏi thăm/ Này yêu dấu cũ xa xăm chốn nào" (Áo thời gian). Tứ thơ cứ ngào lên xao xác, trong kiếp hồng trần đa mang. Sự vô minh quẫn đạp, thống trị, chi phối đời sống con người trong tứ thơ của Đỗ Thu Hằng bật lên ngôn từ triệt dụ rất đời.

Để rồi mượn Đồng vọng, Đỗ Thu Hằng thoát xác khỏi sự thể, bằng những mật ngôn khiêm nhường giản dị: "Không màng những sự lớn lao/ Cơi trầu em cứ ngọt ngào nhỏ nhoi / Căn bếp ấm luống mùng tơi / Những nụ hoa trắng gọi mời mát thanh/... Giản đơn như nắng bên hiên/Như chùm cẩm tú không phiên nào vương/ Lòng chìm trong bạch thiên hương/ Mà nghe đồng vọng tiếng thương giữa đời".

Vách đêm mang đến cho tôi một cảm thức mới, đơn giản hơn về mỗi sự thể, thanh thoát hơn trong mỗi sự đời. Và với tôi, hạnh phúc không nằm ở cuối con đường, mà hạnh phúc chính sự trải nghiệm trong quá trình chuyển hóa tâm thức, đưa tâm hồn ta lên một bình diện khác, thoát khỏi sự thống khổ thường tình của bản năng con người. Nghĩa là nhẽ lòng trong yêu hận.

Bài thơ Em và đêm chính là sự khẳng định cho sự giải thoát khỏi mơ hồ trong thơ Đỗ Thu Hằng: "Đừng khuyên gì/ Hương trời kia vô tận/ Mà quán trọ thời gian chỉ có bấy nhiêu mùa/ Có ai muốn đóng đông trong một lời chì chiết/ Những thiệt thua xin coi nhẹ vô thường". Bài thơ vút ý niệm lan truyền thanh âm như thức tỉnh. Tựa như tiếng lục lạc của chuông khánh ngân nga réo rắt tiếng tự tâm.

Nhà thơ Đỗ Thu Hằng sinh năm 1979, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Hội viên Nhà văn Hà Nội. Chị đã xuất bản Trên cánh hoa có nỗi buồn đang phai, Tái sinh và Vách đêm.

Xuyên suốt Vách đêm với 70 khúc mùa, Đỗ Thu Hằng đã mang đến cho độc giả giây phút tự tại trong sự quán chiếu của chính mình. Hằng không còn day dứt giữa đúng sai; không còn si hận quá độ trong cơn tự trào. Hằng tự ru mình trong Phù du một khúc: "Biết chẳng thể cầm mùa trên lá biếc/ Gió phù sinh hun hút những cơn nhàu/ Mong manh quá loại hoa tình rũ gục/ Khi chiều tà man mác sắc trầm nâu". Đỗ Thu Hằng như chợt tỉnh cơn mê sảng cuồng quay của thế sự đang xoay vần: “Ngõ tình hun hút tỉnh say/ Nào duyên nợ nào trả vay kiếp người”.

Tôi mượn lời tựa trích từ bài thơ Nghĩ về trang sách chưa in trong Vách đêm, chúc cho nữ sĩ Đỗ Thu Hằng sẽ tiếp tục sáng tạo những tác phẩm mới, mà vẫn giữ mãi được nét hồn nhiên trong ý thơ. Vì sự trong trẻo hồn nhiên của thơ đương đại đang bị mai một giữa một rừng thủ pháp với ngôn từ gò ép giống nhau mà chẳng tạo nên sự khác biệt. Cảm ơn Vách đêm rất giản dị nhưng thấm đượm sự giác ngộ đơn thuần dễ hiểu lại không tầm thường. Và bằng duyên hạnh được khởi lên ý niệm chắp bút trong tôi. Quý lắm thay!

Ở Lào có 2 môn thể thao rất phổ biến, đó là bóng đá và võ dân tộc. Môn võ còn gọi là Muay Lào, dùng để tự vệ cũng như để rèn luyện thể thao, về hình thức cũng giống võ Muay Thái, võ Lethwei của Myanmar, võ Pradal Serey của người Campuchia.

Liên đoàn Bóng đá Lào thành lập khá sớm, từ năm 1952 Lào đã là thành viên của FIFA. Tuy nhiên, do nhiều tác động khách quan, nên bóng đá Lào mãi gần đây mới có bước phát triển mới.

Đến nay Lào đã có một giải bóng đá trong nước với nhiều câu lạc bộ (CLB) tham dự, có phân hạng nhất, nhì, có lên hạng, xuống hạng hằng năm.

Giải vô địch quốc gia bắt đầu từ năm 1990. Đến năm 2014, Lào hình thành giải bóng đá chuyên nghiệp gọi là giải Ngoại hạng - Premier League với 10 đội tranh tài; đến năm 2015 giải đấu này mở rộng lên 14 đội.

Ở cấp độ quốc gia, tính từ năm 1996 đến nay, đội tuyển quốc gia Lào đã có mặt 11 trong 12 lần tổ chức giải Bóng đá vô địch Đông Nam Á (AFF Cup). Chỉ duy nhất 01 lần Lào vắng mặt ở sân chơi Đông Nam Á này là vào năm 2016, do bị loại ở vòng sơ loại.

Trong 11 lần tham dự AFF Cup, họ đều không vượt qua được vòng bảng. Một thống kê cho thấy, đội bóng của đất nước Triệu Voi  đã thi đấu 37 trận tại AFF Cup, trong đó thua đến 30 trận, hòa 5 trận và chỉ có 2 trận thắng.

Với kết quả đáng buồn này, đội tuyển Lào được coi là một đội có thành tích "rất kém" trong khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp trên 2 đội tuyển Đông Timor và Brunei.

Mặc dù Lào đã có không ít những nỗ lực trong nhiều năm liền, như: thuê HLV nước ngoài, nâng cấp giải vô địch quốc gia, tập huấn dài ngày cho đội tuyển quốc gia, nhưng họ vẫn mãi lận đận phía dưới. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay trong khu vực là vị trí thứ 3 cúp bóng đá Đoàn kết AFC 2016.

Tuy nhiên, với sự góp sức của các doanh nghiệp, bóng đá Lào đang từng bước phát triển mới, tự tin hơn trong những giải đấu lớn. Điển hình là việc họ đả bại Malaysia để ghi tên vào bán kết U23 Đông Nam Á.

Đó là kết quả từ việc Liên đoàn Bóng đá Lào thường xuyên gửi các đội tuyển tới những nền bóng đá phát triển như Qatar hay Tây Ban Nha để rèn quân, học hỏi kinh nghiệm, bất chấp những khó khăn về dịch bệnh.

Giải vô địch quốc gia Lào hiện có 7 đội tham dự, song sự góp mặt của CLB Young Elephants chính là một điểm tựa để bóng đá nước này đi lên.

Tất cả cầu thủ thuộc biên chế đội bóng này đều là cầu thủ trẻ, nòng cốt của các đội tuyển U19, U21, U23 Lào. Liên đoàn Bóng đá Lào lập ra đội này để tập trung những cầu thủ trẻ tốt nhất đất nước, đồng thời tạo cho họ cơ hội để rèn giũa liên tục.

Tại SEA Games 32 sắp tới cũng vậy, Liên đoàn bóng đá Lào đã công bố 25 cầu thủ sang Saudi Arabia tập huấn. Trong số này, có 3 cầu thủ đang chơi bóng ở nước ngoài.

3 cầu thủ nói trên gồm Theo Klein, tiền vệ sinh năm 2001 đang khoác áo CLB Omaha Mavericks (Mỹ); Roman Angot, tiền vệ cũng sinh năm 2001 của CLB Bahlinger SC (hạng 4 Đức); và Victor Ngovinassack, cầu thủ tấn công của CLB Montceau (hạng 4 Pháp).

Theo Klein có chiều cao 1,8 m và đang khoác áo đội trẻ. Ở mùa giải trước, Theo Klein ghi 4 bàn và thực hiện 3 kiến tạo trong 11 lần ra sân. Trong khi đó, Roman Angot ra sân 21 lần ở giải hạng 4 của Đức và có 1 kiến tạo.

Liên đoàn Bóng đá Lào hy vọng, những cầu thủ này về có thể cải thiện được chất lượng của đội tuyển quốc gia trước mắt lẫn lâu dài.

Các cầu thủ U22 Lào cùng HLV Michael Weiss đã có mặt tại Riyadh (Saudi Arabia). Họ sẽ tập huấn tại đây đến ngày 25/4. Vào ngày 26/4, toàn đội sẽ bay sang Campuchia dự SEA Games 32.

Dù nằm tại bảng B cùng với U22 Việt Nam, U22 Thái Lan, U22 Singapore và U22 Malaysia, nhưng U22 Lào vẫn tự tin sẽ vượt qua được vòng bảng.

'Ra nước ngoài, tôi như con cá trèo cây và chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc trong chuỗi ngày mưu sinh trên đất khách', chị Huyền Anh viết.

Chị Nguyễn Phước Huyền Anh, 37 tuổi, ở TP HCM  đã trở về nước sinh sống 3 năm trước, sau 7 năm ở Pháp, một năm ở Australia vì luôn cảm thấy mình không thuộc về nơi này, không được làm công việc yêu thích, không được là chính mình. Dưới đây là chia sẻ của chị Huyền Anh  về việc định cư ở nước ngoài. Sau hơn một tuần đăng trang cá nhân, bài viết của chị thu hút 9.300 lượt thích và hơn 1.500 lượt bình luận.

Tôi còn nhớ cảm giác vất vả tìm việc nhưng vẫn thất nghiệp một năm ở Australia và một năm ở Pháp. CV của tôi không đến nỗi nào vì từng làm các vị trí quản lý cấp cao về marketing trong các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại các nước phát triển, tôi vẫn chỉ là một người nhập cư nói tiếng Anh/Pháp, dù trôi chảy đến cỡ nào cũng không bằng người bản xứ, còn kinh nghiệm ở thị trường Việt Nam không là gì khi ra thế giới.

Đang được tự do làm công việc mình yêu thích với mức lương tốt và cuộc sống sung túc ở Việt Nam, tự dưng tôi trở thành bà nội trợ bất đắc dĩ nơi đất khách quê người. Sáng mở mắt ra là tất bật lo cho con nhỏ, lầm lũi đẩy xe nôi đi chợ, về nấu cho con, nấu cho mình, dọn dẹp, chuẩn bị bữa tối, lo cho con đi ngủ... Ngày nào cũng buồn tẻ và ảm đạm như thế. Có lúc, tôi cũng tham gia các khoá học ngắn hạn do chính phủ tài trợ để gặp gỡ và trau dồi thêm kiến thức nhưng vẫn cảm thấy thiếu thiếu và không được là chính mình.

Cuối cùng tôi cũng tìm được một công việc đúng ngành nghề ở Pháp, lương tốt, nhưng môi trường làm việc không thân thiện khiến tôi không muốn đi làm. Không thể tưởng tượng được sự khác nhau một trời một vực giữa cảnh ở Việt Nam bao người mời gọi, với cảnh khổ sở xin việc ở nước ngoài, rồi đành chấp nhận một công việc chán ngắt vì không có sự lựa chọn nào khác.

Có lần, tôi nói chuyện với một chị nấu bếp người Việt tại khu vực bán đồ ăn trong siêu thị ở Pháp. Chị vốn có bằng tiến sĩ hạt nhân nhưng không tìm được việc đúng chuyên môn ở Pháp vì lý do ngành này liên quan đến quốc phòng nên phải có quốc tịch Pháp mới được nhận. Vậy là chị chấp nhận đi nấu ăn với mức lương cơ bản đủ sống qua ngày.

Mọi việc trong cuộc sống, đa số người Việt ở nước ngoài đều phải tự làm rất vất vả vì không dám vung tiền thuê người hay thuê dịch vụ. Tôi còn nhớ 2 vợ chồng cuối tuần phải gửi nhờ con ở nhà bạn, thuê xe tải nhỏ đi siêu thị khuân đồ nội thất về, sau đó trong tuần phải tranh thủ buổi tối khi con ngủ để dựng từng miếng gỗ lên ráp lại thành cái bàn, cái ghế, cái tủ, cái giường... Ở đây, thuê người hay thuê dịch vụ trở thành những thứ xa xỉ chỉ dành cho giới thượng lưu.

Xứ lạnh, vào mùa đông là tuyết rơi ngập đường. Nhìn trên phim thấy cảnh tuyết rơi đẹp biết bao nhiêu thì thực tế lại phũ phàng bấy nhiêu. Cái lạnh tê tái khiến chẳng ai muốn ra đường, nếu cần đi thì trước tiên phải ra cào tuyết phủ dày trên kính xe. Đường trơn trượt, đi xe thì phải gắn thêm xích cho khỏi trượt, đi bộ thì dễ ngã. Trời mùa đông vừa xám xịt vừa lạnh lẽo lại càng khiến cho tâm trạng dễ buồn thêm.

Vợ chồng chị Huyền Anh và hai con khi ở Pháp.

Ở Việt Nam tôi như cá gặp nước, ra nước ngoài, tôi là con cá trèo cây và chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc trong chuỗi ngày mưu sinh trên đất khách. Tuy vậy, thời gian du học tại Pháp lại là một trong những khoảng thời gian vui vẻ và đáng nhớ nhất vì lúc đó tôi chỉ phải lo học rồi đi chơi, đi du lịch cùng bạn bè, không vướng bận gia đình hay gánh nặng mưu sinh gì cả. Cùng là một mảnh đất nhưng sẽ cho bạn những cảm xúc hoàn toàn khác nhau khi đi du lịch, đi công tác, đi học hay đi định cư.

Du lịch và đi học nước ngoài là đi với tâm thế của người khám phá. Còn đi định cư thì phải thật sự cân nhắc xem mình có chịu nổi áp lực từ cuộc sống hằng ngày hay không. Tháp Eiffel là điểm đến mơ ước của rất nhiều du khách, nhưng nhiều người dân Paris thậm chí còn chưa đặt chân đến đó.

Thực sự, đi hay ở luôn là câu hỏi khó cho nhiều người, vì nó liên quan đến tài sản, sự nghiệp và tương lai của cả gia đình. Sau trải nghiệm 7 năm ở Pháp, một năm ở Australia và đi du lịch khắp Mỹ, Canada, gần hết các nước châu Âu và châu Á... tôi hiểu phần nào cuộc sống nơi đất khách. Ai đang cân nhắc về vấn đề định cư nước ngoài thì thử trả lời các câu hỏi sau trước khi quyết định:

1. Vì sao bạn muốn định cư nước ngoài?

- Nếu câu trả lời là bạn đi vì muốn có trải nghiệm mới, nắm bắt cơ hội mới thì hãy cứ đi nhưng đừng đóng luôn cánh cửa quay về Việt Nam vì chưa chắc bạn và gia đình sẽ thích thú hay thích hợp với cuộc sống nơi đất khách đâu. Cứ đi, nhưng biết đâu là để trở về.

- Nếu câu trả lời là vì bạn chán ghét Việt Nam thì hãy suy nghĩ lại, đất nước cũng như con người, nơi nào cũng có ưu khuyết điểm riêng. Mỹ là cường quốc kinh tế thế giới, nơi cơ hội mở ra cho tất cả nhưng cũng chính là 'thiên đường' của súng đạn, của thức ăn công nghiệp và thức ăn nhanh, của lối sống thực dụng, vật chất... Pháp là một đất nước tự do, nhân văn với kho tàng văn hoá, kiến trúc đồ sộ, chế độ an sinh xã hội cực tốt nhưng cũng là nơi có biểu tình, thuế cao... Australia có thiên nhiên xinh đẹp, khí hậu ôn hoà nhưng giá cả cao, đi lại xa xôi cách trở, có tỷ lệ ung thư da cao nhất thế giới...

Tuy Việt Nam có nhiều điều bất cập nhưng cũng có nhiều điểm sáng mà chỉ khi đi xa mới thấy có giá trị: ẩm thực đặc sắc và phong phú, dịch vụ tốt và rẻ (ở nước ngoài bạn phải tự làm hết mọi việc vì thuê người quá đắt), có gia đình và bạn bè (ở xứ người cho dù có cố gắng hoà nhập đến mấy thì bạn cảm giác mình vẫn là người khách lạ thôi).

- Nếu câu trả lời là bạn đi vì tương lai con cái thì hãy hỏi con có hạnh phúc hay có nhu cầu đi nước ngoài không... chứ đừng tự quyết định giùm. Thường con nít không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần có ba mẹ luôn yêu thương và ủng hộ, dù là nhiều tiền hay ít tiền, dù ở trên mảnh đất nào đi nữa. Một đứa trẻ hạnh phúc sẽ có tương lai hạnh phúc, và hạnh phúc đó là do nó cảm nhận được từ tình yêu của ba mẹ chứ không phải từ nhà trường hay từ một đất nước xa lạ.

Nhiều gia đình đi vì con nhưng sau đó lại lục đục nơi xứ người do không chịu nổi áp lực của cuộc sống. Khi cha mẹ không hạnh phúc thì làm sao có thể đem lại hạnh phúc cho con? Vì thế theo tôi, hãy cố gắng nuôi con bằng tình yêu thương, sự quan tâm nhiều nhất có thể đến năm 18 tuổi, sau đó gửi con đi du học nước ngoài theo nguyện vọng của con cũng không muộn.

Chưa kể đến chuyện, trẻ con đi học nước ngoài trước 18 tuổi sẽ hấp thụ hầu như toàn bộ tư tưởng kiểu Tây, điểm sáng cũng nhiều nhưng không phải là không có mặt trái. Rồi con cái lớn lên cũng ít chia sẻ hay gần gũi với ba mẹ hơn, thế là nhiều phụ huynh cũng bị sốc và bắt đầu kể lể về sự hy sinh của mình.

Nếu nói về sự thành đạt, tôi không chắc là các bạn Việt kiều giỏi hơn hay giàu có hơn các bạn Việt Nam. Dĩ nhiên môi trường giáo dục tốt là một điều kiện thuận lợi, nhưng đó không phải là tất cả. Một đứa trẻ có nên người và giỏi giang hay không còn tuỳ vào sự uốn nắn của ba mẹ và tố chất riêng của trẻ.

Hãy chọn nơi khiến bạn hạnh phúc nhất rồi con bạn sẽ hạnh phúc theo.

Vợ chồng chị Huyền Anh đã sống ở Pháp 7 năm.

2. Bạn đã tìm hiểu kỹ về đất nước mình muốn định cư lâu dài chưa?

Bảng xếp hạng các nước đáng sống nhất trên thế giới chủ yếu gồm các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương. Tuy nhiên, các tiêu chí dùng để đánh giá chỉ mang tính định lượng như tuổi thọ, giáo dục, bình đẳng giới, tài chính, mà không thể hiện được tính định tính, nghĩa là cảm xúc của mỗi con người. Chưa có ai dám nói người hạnh phúc nhất là người sống lâu nhất, học cao nhất, được đối xử bình đẳng nhất hay giàu có nhất cả. Vậy bạn có chắc là bạn sẽ hạnh phúc hơn khi đến sống ở một nước nằm trong danh sách quốc gia đáng sống đó? Với tôi, đất nước nào cũng có cái hay cái dở, chỉ là phù hợp với ai hay không thôi.

Trước khi quyết định định cư ở một đất nước nào, ngoài việc biết vì sao mình muốn đi, bạn còn cần phải tìm hiểu thật kỹ về mọi chính sách và thực tế cuộc sống hằng ngày tại đó nữa.

Ví dụ như hồi tôi ở Pháp, an sinh xã hội tại đó rất tốt, đặc biệt là cho những người không có thu nhập hoặc thu nhập thấp (sinh viên, thất nghiệp...). Nhưng khi bắt đầu đi làm và đóng thuế, tôi thấy lương của mình bị cắt bớt 23% cho các khoản bảo hiểm xã hội, rồi mua nhà mua xe cũng tốn kha khá cho bảo hiểm bắt buộc các loại. Ngoài ra, hàng năm phải đóng các khoản thuế đủ thứ tên khác: thuế GTGT 20%, thuế TNCN, thuế tài sản, thuế nhà, thuế nghe nhìn, thuế năng lượng, thuế rác thải... Không có cái gọi là miễn phí ở đây, muốn nhận trợ cấp hay hưởng chế độ an sinh tốt thì bạn phải đóng thuế nhiều, chứ chính phủ không phải tự in tiền để lo cho dân.

Đi khám bệnh tuy là không tốn tiền (vì đã đóng bảo hiểm y tế bắt buộc) nhưng nhiều khi phải ngồi chờ cả buổi, hay lấy hẹn từ trước đó cả tuần hoặc cả tháng, tuỳ là khám tổng quát hay chuyên khoa. Có lúc chờ đến lượt khám bệnh thì bệnh cũng đã tự hết hoặc chuyển nặng thêm rồi.

Khi gửi con đi học thì phải theo tuyến, vậy nên lúc chọn thuê hay mua nhà cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng. Khu có trường tốt thường là nhà giá cao, còn nhà rẻ thường nằm trong khu lộn xộn và dĩ nhiên chất lượng trường học cũng bị ảnh hưởng.

Học phí gần như là miễn phí cho mọi công dân nhưng các phụ phí khác (ăn trưa, hoạt động ngoại khoá...) lại chênh lệch rất nhiều giữa các gia đình tuỳ theo thu nhập. Các gia đình nhận trợ cấp thì phải đóng rất ít, còn nếu ba mẹ cùng là cấp bậc quản lý có khi phải trả các khoản phụ phí gấp chục lần các hộ "nghèo" (tôi phải viết trong ngoặc kép vì nhiều người vẫn đầy đủ sức lao động nhưng không thích đi làm mà ở nhà nhận trợ cấp).

Túm lại, nếu muốn an sinh tốt, bạn phải sẵn sàng đóng thuế cao ở các nước phát triển. Trong khi đó, ở Việt Nam, nếu có thu nhập cao, bạn vẫn có thể dành ra một khoản tiền để mua bảo hiểm hay đầu tư để chi trả cho các khoản chi phí giáo dục, y tế cao cấp. Một bên là các khoản dự trữ bắt buộc do chính phủ thu thông qua thuế, một bên là các khoản dự trữ tự nguyện do bạn tự cân đối theo nhu cầu của mình, thực tế là không khác nhau.

3. Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng về vật chất và tinh thần chưa?

Nhiều người suy nghĩ đơn giản là chỉ cần bán hết nhà cửa và thu gom tài sản chuyển qua nước ngoài là xong. Nhưng chi phí sinh hoạt ở các nước phát triển đắt đỏ hơn ở Việt Nam rất nhiều. Đôi khi, bán một căn nhà to ở trung tâm thành phố lớn tại Việt Nam chỉ mua được một căn hộ nhỏ tại ngoại ô thành phố ở nước ngoài, thậm chí không đủ tiền phải vay nợ mấy chục năm. Nhiều người nghĩ ra nước ngoài ai cũng mua được nhà và xe, nhưng không biết rằng phần lớn là phải vay ngân hàng để mua và mất cả đời để trả nợ. Rồi hoá đơn hằng tháng, tiền thuế hằng năm phải trả cũng là những khoản tài chính khổng lồ dễ gây stress.

Về tinh thần thì khó có thể giải thích được hết nỗi lòng của người tha hương. Nhiều khi phải đi xa rồi mới thấm thía được thế nào là nỗi nhớ từng góc phố, từng món ăn, từng khoảnh khắc ấm áp bên gia đình, bạn bè... Ở các nước phát triển, chủ nghĩa cá nhân được đề cao, cộng thêm cuộc sống mưu sinh bận rộn khiến người ta ít quan tâm đến nhau. Đồng nghiệp cũng chỉ xã giao trong công việc chứ ít khi trở thành bạn bè thân thiết. Thế là nhiều cộng đồng người Việt ra đời để bầu bạn với nhau. Tuy nhiên, đôi khi trong các hội nhóm đó có những người cũng không hẳn là hợp tính hay cùng tần số với mình để có thể trò chuyện rôm rả. Nhưng làm gì có nhiều sự lựa chọn. Ở đây chỉ giới hạn giữa chọn bạn Tây hay bạn ta, chứ không còn là chọn bạn có cùng tính cách hay cùng sở thích nữa.

Cuộc sống đắt đỏ và bận rộn như một guồng quay công nghiệp nuốt chửng từng người. Trong tuần ai cũng bận đi làm đến 6-7h tối mới về, tất bật cơm nước, lo cho con cái xong thì cũng chỉ muốn leo lên giường ngủ. Cuối tuần thì sáng thứ bảy nhà nào cũng lo đi siêu thị mua sắm cho cả tuần, sau đó lo dọn dẹp nhà cửa hết ngày, đến chủ nhật thì đưa con ra công viên chơi hoặc hẹn hò ăn uống ở nhà bạn (vì mọi hoạt động vui chơi giải trí hay nhà hàng đều đắt đỏ, đi nhiều là không có tiền trả nợ ngân hàng).

Nếu bạn đã chuẩn bị tinh thần cho các thử thách trên thì có thể đi thử một năm để xem liệu gia đình mình có thích ứng cuộc sống xứ ấy không. Nếu chỉ đi vài ngày hay một tháng kiểu thăm dò thì bạn vẫn chỉ là khách du lịch cưỡi ngựa xem hoa, chưa kịp thấm thía nỗi nhớ nhà, sự cô đơn hay các áp lực dồn dập từ cuộc sống thường ngày.