Review Chàng Rể Mạnh Nhất Lịch Sử
Anh Đức còn được biết đến với biệt danh Đức "ái'. Anh là một nam diễn viên tay ngang được đạo diễn Đỗ Thanh Hải phát hiện khi đang catsting cho chương trình Gặp nhau cuối tuần. Trước đó, Đức "ái" đã tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội. Vai diễn truyền hình đầu tiên của anh là trong sitcom "Những người độc thân vẻ" cùng diễn viên hài Quang Thắng.
Anh Đức "Người phán xử": Chung thủy, yêu vợ hết lòng
Anh Đức của 5 năm về trước trong "Người phán xử" hào nhoáng bóng lộn bao nhiêu thì ngoài đời anh rất giản dị. Nam diễn viên luôn xuất hiện với hình ảnh không cầu kỳ. Áo thun, quần short, dép tông và ngồi cà phê vỉa hè mới chính là những thứ luôn gắn bó với con người anh.
Anh Đức tâm sự: "Ở ngoài đời, tính cách của tôi không giống với mấy nhân vật tôi thường đóng trong phim tí nào cả. Tôi là một người khá trầm tính và ít nói. Người mới tiếp xúc thường nhận xét tôi là người hơi lạnh lùng, nếu không biết có khi còn hiểu lầm là tôi khó gần ấy chứ. Một điều nữa mọi người thường nhầm lẫn về tôi đó là tôi sống rất giản dị".
Ngoài lối sống bình dị, Anh Đức còn là người chồng yêu vợ. Nam diễn viên từng tiết lộ 2 người yêu nhau từ thời còn là sinh viên nhạc viện. Yêu và kết hôn đã được gần 20 năm. Vợ của anh tên Thủy cũng là giáo viên dạy nhạc.
Nếu như trong "Người phán xử", anh gặp "sư tử" Phan Hương thì ngoài đời nam diễn viên có vợ cực xinh đẹp lại dịu dàng. Anh Đức cho biết vợ anh rất tin tưởng chồng. Anh tâm sự: "Nhiều khi tôi cứ trêu vợ là lâu lắm rồi anh chẳng làm gì có lỗi với em. Anh không muốn mình đàng hoàng ngoan hiền như thế này mãi đâu chán lắm. Rồi cô ấy bảo em thấy anh bạn bè nhậu nhẹt nhưng chuyện trai gái thì em yên tâm".
Không chỉ tin tưởng chồng, vợ diễn viên Anh Đức còn đảm đang khéo léo vun vén cho gia đình nhỏ. Chồng đi công tác, cô luôn là hậu phương vững chắc. Nhờ vậy, Anh Đức mới làm được 2 việc song song. Hiện tại, nhờ thuận vợ thuận chồng nên cuộc sống của nam diễn viên vô cùng thoải mái và bình yên.
SKĐS - Được khán giả chờ đợi nhưng ngay tập đầu vừa phát sóng trên nền tảng công nghệ số, phim Người phán xử tiền truyện (4 tập, đạo diễn Khải Anh) đã lập tức bị công chúng chê “không thương tiếc” bởi phim có nhiều cảnh bạo lực, cảnh nóng và lời thoại nhân vật bỗ bã, tục tĩu...
Nhắc nhẹ mọi người mùa lá đỏ sắp đến rồi đó. Won thì đang rẻ. Tổng cục du lịch Hàn Quốc cũng đang tạo nhiều thuận lợi cho lữ khách quốc tế. Vậy còn chờ chi mà không đi.
Bài viết review về chuyển du lịch Hàn Quốc của chàng trai lần đầu xuất ngoại, lần đầu được chạm tới giấc mơ Hàn Quốc của mình. Là những cung bậc cảm xúc, những câu chuyện về gia đình, về tình cảm cá nhân của chính bản thân mình.
Những câu chuyện đều có sự gắn kết chặt chẽ với Hàn Quốc. Tuy không phải là một bài review chi tiết về lịch trình, không đầy đủ về trải nghiệm nhưng mong rằng bài viết của mình phần nào giúp bạn hiểu hơn, có cái nhìn đa chiều hơn và có thêm nguồn cảm hứng cho chuyến đi Hàn Quốc trong tương lai.
Lần đầu tiên xuất ngoại bạn lựa chọn điểm đến nào? Thái Lan hay Singapore. Tất nhiên đa số mọi người sẽ lựa chọn những quốc gia cùng khu vực, lý đó vì sao chắc mình không cần giải đáp bạn cũng biết câu trả lời rồi. Với mình thì lần đầu tiên xuất ngoại mình lựa chọn....Hàn Quốc.
Bạn không đọc nhầm đâu, mình cầm một tấm hộ chiếu trắng chưa in một dấu mộc nào để xin visa vi vu Hàn Quốc. Mình có hơi liều lĩnh, táo bạo không? Xin trả lời luôn là có. Chuyến đi đầu tiên mà, mình thích những cảm giác khác lạ, những trải nghiệm khác biệt với mọi người.
Vì vậy hành trình đầu tiên của mình sẽ phải rất khác so với số đông. Một lý do nữa mà mình lựa chọn Hàn Quốc đó là xuất phát từ câu chuyện của gia đình mình. Bố mẹ mình từng lao động ở Hàn Quốc hơn 10 năm và hai đứa em gái mình cũng đón những ánh nắng đầu đời tại Seuol.
Tuổi thơ dữ dội của mình là Hàn Quốc qua những tấm hình của bố mẹ. Qua những bức hình đó mình cảm thấy thân quen, gần gũi và yêu mến quốc gia này từ khi nào mình cũng không hay. Tuy chưa từng sống tại Hàn Quốc nhưng thời thơ ấu của mình đã gắn bó gián tiếp với xứ sở này. Ước mơ được đặt chân tới nước Hàn xa xôi được nung nấu từ đó. Vậy nên nhất quyết quốc gia đầu tiên mình tới phải là Hàn Quốc.
Nói là làm, mình nộp cuốn hộ chiếu xanh với ý chí ngút trời. Thời gian chờ đợi Visa với nhiều cảm xúc lẫn lộn, đan xen. Vui có, hứng khởi có và lo lắng, bồn chồn, hồi hộp, mong ngóng cũng có. Cảm giác đợi chờ như ngóng điểm thi vậy. Đôi khi lo lắng phải tự trấn an bản thân: “trượt thì lần sau lại nộp tiếp, lo gì”.
Và cuối cùng trời không phụ lòng người, trước ngày bay khoảng 1 tuần tấm visa Hàn Quốc nằm chễm chệ trên mặt hộ chiếu của mình. Cảm xúc lúc đó của mình ... chắc bạn biết thế nào rồi. Vỡ oà trong sung sướng, còn hơn cả nghe tin đỗ đại học vậy. Cuối cùng thì mình đã tiến gần hơn tới ước mơ Hàn Quốc ấp ủ bất lâu nay.
Ngồi chuyến bay tới xứ sở Kim Chi. Tuy là chuyến bay đêm nhưng mình không tài nào chợp mắt được. Một phần vì háo hức và một phần vì lo lắng, hồi hộp. Tất nhiên mình cũng có tâm lý chung của lần đầu xuất ngoại như mọi người thôi. Liệu mình có được nhập cảnh không? Có bị hải quan làm khó hay “bị mời” vào phòng kín phỏng vấn không? Đã mất tiền mua vé, đặt phòng, xin visa rồi, mà bị trục xuất về nước thì xót tiền quá. Chắc không vấn đề gì đâu, mình có booking, vé khứ hồi chứng minh được mục đích du lịch chính đáng mà, chắc họ sẽ cho mình qua thôi. Vừa lo lắng vừa phải tự trấn an bản thân. Và thật may, mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ.
Đặt chân tới Incheon, sân bay quá lớn so với tưởng tượng của mình. Mới bước xuống cũng không tránh khỏi bỡ ngỡ, lóng ngóng trong việc tìm lối đi. Nhưng cũng không quá đáng ngại. Mình đi theo hướng mũi tên, đi theo dòng người và lên được tàu điện để đi tới khu vực nhập cảnh.
Là lần đầu tiên mình được ngồi tàu điện ngầm đó. Sau này, dù đã ngồi được kha khá tàu điện của nhiều quốc gia nhưng có lẽ trải nghiệm đầu tiên về tàu điện ngầm tại xứ sở Kim Chi vẫn là một ký ức đẹp, in dấu trong mình.
Xuống tàu và tiếp tục đi theo dòng người, sau cùng mình cũng tới khu vực nhập cảnh. Từng hàng dài nối đuôi, đông như mắc cửi cùng xếp hàng vì một dấu mộc. Tuy lượng người nhập cảnh khá đông nhưng nhân viên hải quan Hàn Quốc làm việc khá nhanh nên cũng không mất quá nhiều thời gian.
Và vẫn có không ít những trường hợp bị từ chối nhập cảnh và "được mời" vào phòng kín phỏng vấn. Dĩ nhiên mình vẫn lo lắng rồi. Và khi mình qua được cửa hải quan cảm giác lo lắng đó mới thực sự tan biến. Con dấu nhập cảnh đầu tiên được cộp lên tấm hộ chiếu. Thở phào nhẹ nhõm. (Tất nhiên khi nhập cảnh mình cũng bị hải quan hỏi một số câu hỏi và yêu cầu mình show vé khứ hồi, booking khách sạn, kế hoạch du lịch).
Những điều lo lắng cuối cùng cũng qua. Mình đã đặt chân tới lãnh thổ Hàn Quốc, là sự thực chứ không còn là mơ nữa. Chuyến đi đầu tiên thuận lợi hơn mong đợi rồi. Thực ra mình cũng từng dự định bài viết đầu tiên của blog sẽ viết về những bước chân đầu tiên. Nhưng cũng không hiểu vì sao nữa, mình lại lui lại. Có lẽ hành trình đầu tiên nên viết vào một dịp kỷ niệm nào đó sẽ thú vị hơn viết vào một ngày thông thường. Vậy là mình viết về Hàn Quốc đúng ngày tròn 2 năm kỷ niệm lần đầu xuất ngoại. Những điều đặc biệt đều dành trọn cho chuyến đi đầu tiên. Kể về lần đầu ra khỏi ao làng, mình nên kể những gì và kể từ đâu nhỉ? Mình sẽ kể tuần tự theo mạch cảm xúc nhé, nhớ trải nghiệm nào trước mình sẽ kể trước.
Mình không biết tiếng Hàn và người Hàn Quốc cũng khá ít người có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Trong suốt mấy ngày ở Seoul phần lớn mình giao tiếp với người bản địa bằng body language. Nhưng qua tiếp xúc, cùng với những lời kể trước đó của bố mẹ, mình cũng phần nào hiểu về những con người của xứ sở Kim Chi.
Là một đất nước phần lớn là địa hình đồi núi. Thiếu thốn tài nguyên nhưng cũng không hẳn là không có. Con người chính là nguồn tài nguyên vô tận. Khoản đầu tư đúng đắn nhất của người Hàn đó chính là đầu tư cho con người, đầu tư cho giáo dục. Cũng bởi vậy nên những ngành nghề có thể xem là hái ra tiền của xứ Hàn có thể kể tới như: giáo viên, bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ....
Con người Hàn quốc làm việc rất khoa học, tác phong nhanh nhẹn. Với những bạn trẻ Hàn Quốc thì việc được học trong những ngôi trường danh tiếng, làm việc trong những tập đoàn lớn như Sam Sung, LG là một niềm tự hào rất rất lớn.
Con người Hàn Quốc được rèn giũa tính kỷ luật, ý thức tự lập từ rất sớm. Khi những bạn trẻ Hàn Quốc đủ 18 tuổi, bước chân vào cánh cổng Đại Học, thì lúc đó gia đình không cần chu cấp cho các bạn ấy nữa. Chính phủ Hàn Quốc sẽ tạm ứng cho bạn một khoản tiền để bạn trang trải học phí, duy trì cuộc sống sinh viên trong suốt quá trình học. Và tất nhiên khi kết thúc khoá học, bắt đầu kiếm những đồng tiền đầu tiên thì những bạn trẻ đó phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho chính phủ số tiền đó.
Ý thức được trách nhiệm với bản thân của con người Hàn Quốc được hình thành từ rất sớm. Nhưng điều gì cũng sẽ có hai mặt tốt và không tốt luôn đi đôi. Là một quốc gia với nền giáo dục vượt bậc, đầu tư khá nhiều vào con người. Vì vậy nên yêu cầu đòi hỏi về trình độ, học vấn, chuyên môn cũng khá khắt khe, kéo theo những áp lực lớn trong học tập, công việc.
Điều này vô tình tạo sức ép lên rất nhiều người. Cũng chính vì nguyên nhân này mà căn bệnh trầm cảm trở nên khá phổ biến tại Hàn Quốc. Tới Seoul bạn sẽ nhận thấy mỗi một quận sẽ cách nhau bởi một cây cầu. Và những cây cầu đó chính là nơi những con người trầm cảm, bế tắc chọn giải pháp gieo mình xuống dòng sông Hàn để giải thoát cho bản thân. Trước thực trạng đó chính phủ Hàn Quốc đã giăng những tấm lưới ngay dưới chân cầu để cứu vớt những con người bế tắc đó. Cũng là câu chuyện liên quan tới những áp lực cuộc sống của người Hàn.
Thông thường người Việt mình sẽ có quan điểm "thứ 7 máu chảy về tim". Nhưng với người dân Hàn Quốc thì tối ngày thứ 6 sẽ là buổi tối thoải mái nhất trong tuần của họ. Những phòng sinh hoạt chung, phòng xông hơi đều phủ kín người. Những quán bia, nhà hàng, khu mua sắm không khi nào bớt nhộn nhịp. Những phòng hát karaoke tự động cũng hoạt động hết công suất. Đi bộ qua những khu phố ẩm thực bạn sẽ bắt gặp khá nhiều người Hàn với tình trạng lâng lâng trong cơn say, bước đi không vững hay thậm chí là nằm bệt luôn ra đường.
Và việc hộ tống những người say này về đến nhà sẽ là nhiệm vụ của những anh cảnh sát. Họ sẽ tra địa chỉ trên thẻ công dân của những người này và gọi giúp taxi đưa những người này về nhà. Người Hàn phần lớn chi tiêu qua thẻ vì vậy nên vấn nạn móc túi trên đường gần như không xảy ra, cho dù người đó có say xỉn nằm dài trên vỉa hè. Có thể nói đó là buổi tối mà người Hàn được phép buông thả một chút, được phép làm hư bản thân một chút.
Những căng thẳng, mệt mỏi cũng theo đó mà tan biến đi và họ lại chào đón một tuần mới trong hứng khởi. Người Hàn phong thái lịch thiệp, tự tin nhưng nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy họ có nét hơi lạnh lùng. Nhưng đó chỉ là cảm quan bề ngoài của mình thôi. Mình cũng không có ý đánh đồng hay vơ đũa cả nắm cả. Xứ sở này có rất nhiều con người thân thiện, mến khách và sống tình cảm vô cùng. Mình xin kể câu chuyện về vợ chồng bác chủ xưởng may của bố mẹ mình.
Không hề tồn tại khoảng cách giữa ông bà chủ người Hàn với nhân viên ngoại quốc. Hai bác coi bố, mẹ mình như người trong nhà. Ngày mẹ mình mổ ruột thừa, dù công việc bận bịu nhưng gia đình bác vẫn từng người thay phiên nhau túc trực, chăm sóc mẹ mình ở bệnh viện. Và khi bố mẹ mình quyết định về Việt Nam, cũng phải rất khó khăn để nói lời tạm biệt với hai bác. Người Hàn cũng rất chú trọng tới vấn đề sức khỏe, nhu cầu làm đẹp, thẩm mĩ. Bước đi trên đường phố Seoul bạn sẽ rất khó có thể bắt gặp những cô gái, những người phụ nữ bước ra đường mà quên không trang điểm. Gần như là hiếm có, khó tìm.
Ngôi làng cổ nằm dọc theo sườn đồi, với về dày hơn 600 năm lịch sử. Một nơi cổ nhưng không “cũ”. Từng là nơi ở của quan lại, quý tộc thời Joseon. Một nơi rất đậm chất Hàn Quốc. Những ngôi nhà tại đây được xây theo lối kiến trúc Hanok.
Dưới những mái nhà nhỏ xinh là quầy lưu niệm, là quán trà, là những cửa hiệu bán và cho thuê hanbok. Khi ánh chiều tàn, ánh nắng dần ngả màu trên những nếp nhà cổ. Đứng từ trên góc đồi cao của ngôi làng ngắm nhìn thành phố bên dưới thật đẹp, thật mộng mị. Nếu bạn muốn sở hữu những bức hình đậm chất xứ Hàn thì còn ngần ngại gì mà không thuê một bộ Hanbok ngay trước lối vào với giá khoảng 10.000 đến 13.000 won. Buckchon chính là góc Hàn Quốc đầy hoài cổ mà bao du khách nước ngoài tới Seoul muốn kiếm tìm.
Ga Anguk, exit 2 rồi đi thẳng khoảng 400m.