Lấy Chồng Mà Không Có Tình Yêu Từ Hai Phía
Có nên lấy chồng Hàn Quốc hay không là câu hỏi được khá nhiều chị em quan tâm, tìm kiếm.
Đàn ông Hàn Quốc cũng có người tốt, kẻ xấu
Đàn ông của bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, cũng có người tốt và kẻ xấu. Nếu may mắn lấy được người chồng tốt, chắc chắn bạn sẽ tìm được hạnh phúc. Và ngược lại, nếu gặp phải người không tốt thì chắc chắn ly hôn có thể sẽ là kết cục trong tương lai.
Đàn ông Hàn Quốc cũng vậy. Không ít khách hàng chia sẻ với Anzlaw về người chồng vũ phũ, bạo lực, mắc tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trai gái, thậm chí nghiện ngập. Hay như trường hợp người chồng Hàn Quốc đánh đập vợ tàn nhẫn, gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua. Nhưng cũng nhiều bạn gặp được người Hàn tốt tính, rất hạnh phúc.
Vì vậy, nếu có ý định kết hôn với người Hàn qua môi giới, bạn nên dành thêm thời gian tìm hiểu về người mà mình dự định kết hôn. Đó chính là giải pháp giúp bạn loại bớt rủi ro khi lấy chồng Hàn Quốc.
Đàn ông Hàn Quốc thường không được như những gì môi giới giới thiệu
Khi giới thiệu đàn ông Hàn Quốc cho bạn, môi giới thường “đánh bóng” về người Hàn Quốc. Họ thường gợi mở cho bạn về một người đàn ông Hàn Quốc lịch lãm, tri thức với công việc và thu nhập như trong mơ.
Thực tế không phải như vậy, đa số đàn ông Hàn Quốc lấy vợ Việt Nam qua môi giới thì thường là người yếu thế trong xã hội Hàn Quốc. Họ thường đã cao tuổi mà chưa thể kết hôn với nhiều lý do. Có người thì công việc không ổn định, mức thu nhập thấp; có người bị khiếm khuyết về cơ thể; có người có vấn đề về bệnh lý, về tâm thần…
Vì vậy, rất nhiều chị em nóng vội muốn lấy chồng Hàn Quốc thường bị ngỡ ngàng khi người đàn ông mình đã kết hôn không hề được như những gì môi giới nói.
Kinh nghiệm là bạn đừng vội tin những gì môi giới nói, mặc kệ cho họ thúc giục, hãy bĩnh tĩnh dành thêm nhiều thời gian tìm hiểu về đối tác kết hôn. Nếu có thể, bạn nên sang Hàn Quốc thăm gia đình đối tác hoặc mời đối tác sang thăm bạn và gia đình. Dành nhiều thời gian nói chuyện với nhau để tìm hiểu về công việc, gia đình, tính cách của người Hàn. Và khi mọi thứ đã kỹ càng, quyết định có nên lấy chồng Hàn Quốc hay không sẽ là chính xác.
Kết luận có nên lấy chồng Hàn Quốc hay không
Như vậy, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã giải đáp xong có nên lấy chồng Hàn Quốc hay không.
Như đã trình bày ở trên, kinh nghiệm cho thấy bạn nên dành nhiều thời gian tìm hiểu người Hàn trước khi quyết định tiến tới hôn nhân. Đây là cách tốt nhất để bạn phòng rủi ro lấy phải người Hàn Quốc không được như mong muốn. Với những bạn có ý định lấy chồng Hàn Quốc qua môi giới thì công việc này lại càng quan trọng hơn nữa.
Trường hợp còn có thắc mắc cần giải đáp hoặc cần hỗ trợ thủ tục đăng ký kết hôn thì bạn vui lòng để lại tin nhắn bình luận cuối bài viết.
Cảm ơn bạn tin tưởng và lựa chọn chúng tôi đồng hành cùng bạn!
Bạn nên xem thêm: Thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc
3 lưu ý khi trượt visa kết hôn Hàn Quốc
Theo quy định pháp luật, việc ra nước ngoài nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được tự do xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc có chồng làm công an có được đi nước ngoài không vì công an là một ngành khá đặc thù.
Câu hỏi: Xin chào mọi người, sắp tới có dự định ra nước ngoài du dịch. Nhưng tôi đang thắc mắc là việc đi nước ngoài có trở ngại gì không khi mà chồng tôi là công an. Vì vậy tôi muốn hỏi có chồng công an có được đi nước ngoài không?
Lấy chồng công an có được đi nước ngoài không?
Việc đi ra nước ngoài là cách gọi thông thường việc xuất cảnh. Xuất cảnh là việc khi công dân Việt Nam thực hiện việc ra khỏi lãnh thổ Việt nam qua cửa khẩu của Việt Nam và đến một quốc gia khác. Theo khoản 1 Điều 5 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, thì công dân có quyền được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định và được xuất nhập cảnh theo quy định.
Theo quy định thì để được xuất cảnh, công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thứ nhất, công dân xuất cảnh phải có giấy tờ xuất cảnh còn nguyên vẹn và còn thời hạn;
- Thứ hai, có giấy tờ chứng minh được nước đến cho nhập cảnh (như thị thực hoặc các giấy tờ chứng minh khác);
- Thứ ba, công dân không thuộc các trường hợp bị cấm xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh hoặc không được xuất cảnh.
Đối chiếu với các quy định trên thì có thể thấy rằng không có quy định nào quy định người có chồng là công an thì không được đi ra nước ngoài.
Như vậy, lấy chồng công an vẫn được đi ra nước ngoài nếu đáp ứng được các điều kiện về xuất cảnh.
Lấy chồng bộ đội có được đi nước ngoài không?
Cũng giống như công an, bộ đội cũng là một nghề đặc thù vì vậy nhiều người cũng thắc mắc việc lấy chồng bộ đội có được đi ra nước ngoài không? Vậy hãy cùng đối chiếu với các điều kiện xuất cảnh (ra nước ngoài) tại Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam để tìm câu trả lời cho thắc mắc này.
Theo quy định tại điều 33 về điều kiện xuất cảnh, công dân Việt Nam được xuất cảnh khi:
- Có đầy đủ giấy tờ xuất nhập cảnh (giấy tờ nguyên vẹn và còn thời hạn);
- Có thị thực (visa) hoặc giấy tờ chứng được phép nhập cảnh vào nước đến (trừ trường hợp được miễn thị thực);
- Không thuộc các trường hợp bị cấm, bị tạm hoãn hoặc không được xuất cảnh.
Như vậy, cũng giống như công dân bình thường, người có chồng là bộ đội vẫn sẽ được ra nước ngoài nếu đáp ứng đủ các điều kiện về xuất cảnh mà không bị áp dụng thêm bất kỳ điều kiện đặc biệt nào khác.
Điều kiện để được đi nước ngoài
Đi ra nước ngoài hay xuất cảnh là việc công dân Việt Nam sẽ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thông qua các cửa khẩu đến vùng lãnh thổ khác. Để được xuất cảnh thì công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật xuất cảnh nhập cảnh năm 2019, gồm:
- Công dân Việt Nam khi xuất cảnh phải có giấy tờ xuất nhập cảnh còn hạn và còn nguyên vẹn;
- Công dân Việt Nam khi ra nước ngoài phải có thị thực hoặc giấy tờ chứng minh được nhập cảnh của nước cần đến, trừ trường hợp nước đó có chính sách miễn thị thực (visa) cho Việt Nam;
- Là người không thuộc các trường hợp bị cấm, bị tạm hoãn hoặc không được xuất cảnh theo quy định;
Trong đó, cụ thể một số điểm trong điều kiện xuất cảnh cần lưu ý như sau:
- Thứ nhất, giấy tờ xuất nhập cảnh được nói trong điều kiện trên bao gồm: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, giấy thông hành hoặc giấy tờ khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong đó, thời hạn của hộ chiếu sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và loại hộ chiếu;
- Thứ hai, thị thực (visa) là giấy tờ mà quốc gia khác cấp cho công dân Việt Nam để công dân Việt Nam có quyền nhập cảnh vào nước đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chính sách của mỗi nước mà có nước sẽ miễn thị thực cho công dân Việt Nam;
- Thứ ba, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh được quy định cụ thể tại điều 36 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019. Trong đó, có thể kể đến một vài trường hợp bị tạm hoãn ra nước ngoài như:
+ Bị can, bị cáo; người bị kiến nghị khởi tố; người bị tố giác theo quy định của Luật TTHS;
+ Người được hoãn chấp hành án phạt tù; người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
+ Người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành án đối với quyết định hành chính về lĩnh vực thuế;
+ Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây lan, truyền nhiễm ra công đồng (trừ trường hợp nước đến đồng ý cho nhập cảnh);…..
Bài viết trên đây mong rằng đã giải đáp thắc mắc cho độc giả về vấn đề "
?". Nếu còn vấn đề gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, các độc giả có thể liên hệ tổng đài
để được giải đáp một cách nhanh chóng và hiệu quả.