Tin tức, bài viết mới nhất về :

Cà phê xuất khẩu cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Tùy theo từng thị trường xuất khẩu mà sẽ có những tiêu chuẩn đối với cà phê xuất khẩu khác nhau. Dưới đây sẽ là những tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu sang thị trường EU mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

Có thể thấy rằng để xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các trường lớn sẽ cần phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. Ngoài ra, chất lượng hạt cà phê cũng cần đạt nhiều yêu cầu về độ ẩm, độ tinh khiết, tỷ lệ hạt đồng đều, đẹp,... Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất cà phê tại Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng của khâu sản xuất hơn nữa để có được thành phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm khẳng định vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trên đây là toàn bộ về thủ tục xuất khẩu cà phê mà Simba muốn gửi tới các doanh nghiệp, hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã có thể nắm được quy trình, những yêu cầu đối với cà phê xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đưa ra các chiến lược sản xuất, xuất khẩu phù hợp với thị trường mục tiêu. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thuê đơn vị vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, hãy liên hệ tới Simba qua hotline 0379 311 688 để được tư vấn chi tiết!

Thủ tục xuất khẩu cà phê Việt Nam

Cà phê thuộc danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT.

Thông tư số 75/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn quốc gia về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hoạt động sản xuất nông sản.

Mã HS của cà phê xuất khẩu thuộc nhóm: 0901 - Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê.

Thuế xuất khẩu của cà phê Việt Nam là 0% và thuế VAT cũng là 0%

Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê

Căn cứ điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC, bộ chứng từ xuất khẩu cà phê của Việt Nam gồm:

Việc nắm rõ quy trình xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, giúp việc xuất khẩu hàng hóa được thuận lợi hơn. Vì vậy, Simba xin phép được gửi tới các doanh nghiệp quy trình xuất khẩu cà phê bằng đường biển. Cụ thể, quy trình xuất khẩu cà phê gồm những bước như sau:

Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương: Doanh nghiệp đàm phán với đối tác nước ngoài, đi đến thống nhất các nội dung trong hợp đồng ngoại thương bao gồm các điều khoản về hàng hóa, trách nhiệm và quyền lợi của hai bên,...

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu: Doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục xin giấy phép xuất khẩu. Tuy nhiên, cà phê là mặt hàng được phép xuất khẩu không cần phải xin giấy phép.

Bước 3: Tiến hành các thủ tục thanh toán

Bước 4: Đặt booking tàu: Doanh nghiệp sẽ tiến hành liên hệ với các đơn vị vận chuyển, hãng tàu để tìm hiểu về lịch trình, giá cước. Sau đó đăng ký chuyến hàng và thuê các dịch vụ cần thiết khác như thuê cont rỗng, dịch vụ bốc xếp hàng hóa và vận chuyển hàng về cảng.

Bước 5: Chuẩn bị hàng xuất và vận chuyển về cảng: Trước khi vận chuyển hàng về cảng, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lô hàng để tiến hành đóng gói hàng hóa. Quy trình đóng gói cần phải được thực hiện đúng quy cách, đảm bảo về số lượng và chất lượng như thỏa thuận. Sau khi hàng hóa được đóng vào cont và niêm phong sẽ được đưa về cảng. Các thủ tục kiểm tra chất lượng chuyên ngành, kiểm dịch thực vật, hun trùng đối với cà phê sẽ được thực hiện trong bước này.

Bước 6: Thông quan xuất khẩu hàng hóa: Bước này bao gồm các thủ tục sau: mở tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai, thanh lý tờ khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí. Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan để trình cho bên hải quan quyết định thông quan hàng hóa.

Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay

Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê, đứng sau Brazil. Trong năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,78 triệu tấn, thu về 4,06 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và 32% về giá trị so với năm 2021. Năm 2022 cũng là năm đầu tiên xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt mốc 4 tỷ USD.

Cà phê của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Italy chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tuy có chất lượng được đánh giá tốt, hương vị đậm đà và có độ tinh khiết cao, tuy nhiên, cà phê Việt Nam lại chưa có thương hiệu nổi tiếng tại thị trường quốc tế. Doanh nghiệp Việt cần phải cải tiến kỹ thuật trồng trọt, chế biến nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và chú trọng vào xây dựng thương hiệu sản phẩm.