Vụ Bà Lan Bị Bắt
Ngày 25/2, ông Sỹ, 66 tuổi, bị Công an TP HCM bắt tạm giam về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Những cộng sự xuyên suốt của bà Trương Mỹ Lan
Để thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian dài, bà Trương Mỹ Lan không thể thiếu sự giúp sức tích cực từ nhiều cộng sự. Trong đó, những bị cáo phạm tội xuyên suốt cả 2 giai đoạn cùng với bà Trương Mỹ Lan gồm:
1. Ông Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB), giai đoạn 1 lãnh án 18 năm tù về tội "tham ô tài sản".
2. Ông Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) giai đoạn 1 lãnh án tù chung thân về các tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "tham ô tài sản".
3. Ông Bùi Anh Dũng (cựu chủ tịch hội đồng quản trị SCB) giai đoạn 1 lãnh án chung thân về các tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "tham ô tài sản.
4. Bà Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc SCB) giai đoạn 1 lãnh án 16 năm tù về tội "tham ô tài sản".
5. Ông Nguyễn Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) giai đoạn 1 lãnh án 17 năm tù về tội "tham ô tài sản".
Trương Huệ Vân tiếp tục bị xét xử trong giai đoạn 2 - Ảnh: HỮU HẠNH
6. Bà Trương Huệ Vân (cháu gái bà Lan) giai đoạn 1 lãnh án 17 năm tù về tội "tham ô tài sản".
7. Ông Hồ Bửu Phương (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TVSI, cựu phó tổng giám đốc tài chính Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 1 lãnh án 20 năm tù về tội "tham ô tài sản".
8. Ông Bùi Đức Khoa (phó tổng giám đốc Công ty Natural Land) giai đoạn 1 lãnh án 11 năm tù về tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
9. Bà Đặng Phương Hoài Tâm (phó trưởng phòng Văn phòng hội đồng quản trị Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 1 lãnh án 15 năm tù về tội "tham ô tài sản".
10. Ông Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) giai đoạn 1 lãnh án 9 năm tù về tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Trong giai đoạn 2, ông Chu Lập Cơ bị truy tố vì đồng phạm với vợ về tội rửa tiền - Ảnh: HỮU HẠNH
Tất cả các bị cáo trên đều đã kháng cáo đối với bản án sơ thẩm. Như vậy, 23/34 bị cáo trong giai đoạn 2 vụ án không bị kết án trong giai đoạn 1 gồm:
Trịnh Quang Công (tổng giám đốc Công ty Acumen); Nguyễn Hữu Hiệu (phó tổng giám đốc Công ty Square Việt Nam); Nguyễn Vũ Anh Thi (tổng giám đốc Công ty Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam); Thái Thị Thanh Thảo (cựu giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale SCB);
Ngô Thanh Nhã (tổng giám đốc Vạn Thịnh Phát, em dâu bà Lan); Trương Thị Kim Lài (kế toán trưởng Công ty An Đông); Kwok Hakman Oliver (tổng giám đốc Công ty An Đông);
Trương Vicent Kinh (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sunny World); Trần Thị Thúy Ái (kiểm soát viên ngân quỹ SCB); Phạm Thị Thúy Hằng (kế toán trưởng Công ty Sài Gòn Peninsula); Phan Chí Luân (nhân viên văn phòng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát); Trần Văn Tuấn (tổng giám đốc Setra); Trần Thị Lan Chi (kế toán trưởng Công ty Setra);
Trần Đình Hưng (phó giám đốc tài chính Công ty Sunny World); Huỳnh Phong Phú (kế toán trưởng Công ty Quang Thuận); Vũ Quốc Tuấn (giám đốc tài chính Công ty Sunny World); Đinh Thị Ngọc Thanh (kế toán trưởng Công ty Sunny World); Lý Quốc Trung (phó tổng giám đốc Công ty kiểm toán A&C);
Phạm Hoa Đăng (kiểm toán viên Công ty A&C); Bùi Văn Dũng (tài xế riêng của bà Lan); Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký của bà Lan); Trần Xuân Phượng (thư ký của bà Nhã); Tô Thị Anh Đầu (phó tổng giám đốc Vạn Thịnh Phát).
TP HCMVKS giữ nguyên quan điểm xác định số tiền chiếm đoạt và tội danh đối với bà Trương Mỹ Lan như bản án sơ thẩm, tiếp tục đề nghị HĐXX tuyên án tử hình về tội Tham ô tài sản.
TP HCMChủ tịch Vạn Thịnh Phát cho biết 6.095 tỷ đồng chuyển cho hai công ty thuộc tập đoàn của "Chúa đảo Tuần Châu" là tiền của cá nhân bà, không phải của SCB như án sơ thẩm nêu.
Trong 10 phút tự bào chữa, bà Đỗ Thị Nhàn nói đã cống hiến tận lực cho ngành ngân hàng gần 30 năm, nhưng đã mất hết vì sai phạm nhận 5,2 triệu USD của SCB.
TP HCMBào chữa cho cựu tổng giám đốc SCB, luật sư cho rằng tài sản "khủng" bị kê biên, thu giữ trong vụ án cần để cơ quan thi hành án xử lý, còn giao cho SCB sẽ không khách quan.
TP HCMBà Trương Mỹ Lan cho rằng vừa được tiếp cận tài liệu mới, phát hiện bị buộc trách nhiệm đối với các khoản vay 125.000 tỷ đồng của khách hàng tại SCB, từ trước khi bà tham gia tái cơ cấu.
TP HCMBào chữa cho bà Trương Mỹ Lan, luật sư nói "có 2 điều cầu mong" là VKS thay đổi quan điểm đề nghị và HĐXX chấp nhận thỉnh cầu của thân chủ - cho bà cơ hội được sống, để khắc phục hậu quả.
TP HCMKhi VKS kết thúc phần luận tội và đề nghị y án tử hình, bà Trương Mỹ Lan xin tòa được trình bày với giọng mất bình tĩnh, nói "đang bấn loạn tinh thần".
TP HCMVKS đề nghị giảm hình phạt cho ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch tập đoàn Capella; Chu Lập Cơ; Trương Huệ Vân (chồng và cháu bà Lan) cùng nhiều người.
VKS ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có nhiều tình tiết mới nên đề nghị giảm hình phạt tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, song không giảm án tử hình đối với 2 tội còn lại.
TP HCMVKS dự kiến nêu quan điểm giải quyết đơn xin giảm án tử hình của bà Trương Mỹ Lan và nhiều nội dung khác, song bất ngờ quay lại phần thẩm vấn.
TP HCMBà Trương Mỹ Lan nhiều lần đề nghị tòa chuyển Bộ Công an điều tra số tiền hơn 2.000 tỷ đồng SCB và bà đã chuyển để mua dự án trên khu đất "vàng" nhưng đối tác phủ nhận.
Bà Trương Mỹ Lan nói bằng mọi giá sẽ trả NHNN khoản tiền cho SCB vay đặc biệt để duy trì hoạt động, song xin tòa xem xét lại số tiền phải chịu trách nhiệm bồi thường trong vụ án.
Luật sư của bà Trương Mỹ Lan cho biết Công ty Quốc Cường Gia Lai đã đồng ý trả cho thân chủ mình 2.882 tỷ đồng, như tòa sơ thẩm đã tuyên liên quan chuyển nhượng dự án ở Nhà Bè.
Bà Trương Mỹ Lan tiếp tục bị xét xử
Bà Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Trương Khánh Hoàng (nguyên quyền tổng giám đốc SCB), Nguyễn Phương Anh (phó tổng giám đốc Công ty SPC), Trịnh Quang Công (tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý Acumen) bị xét xử về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa sáng 19-9 - Ảnh: HỮU HẠNH
Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Vũ Anh Thi và Bùi Anh Dũng bị xét xử về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Bà Trần Thị Mỹ Dung bị xét xử về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền.
Bà Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Bùi Đức Khoa, Thái Thị Thanh Thảo, Ngô Thanh Nhã, Trương Thị Kim Lài, Kwok Hakman Oliver, Trần Thị Thúy Ái, Phạm Thị Thúy Hằng, Đặng Phương Hoài Tâm, Phan Chí Luân, Trần Văn Tuấn, Trần Thị Lan Chi, Trần Đình Hưng, Huỳnh Phong Phú, Vũ Quốc Tuấn, Đinh Thị Ngọc Thanh, Lý Quốc Trung, Phạm Hoa Đăng bị xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ông Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric), Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên và Trần Xuân Phượng bị xử về tội rửa tiền. Bà Tô Thị Anh Đào bị xét xử về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Theo hồ sơ, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được Trương Mỹ Lan thành lập. Bà Lan nắm giữ 60% cổ phần và làm chủ tịch hội đồng quản trị từ năm 1992 đến nay.
Bên cạnh đó, bà Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại SCB, Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI).
Qua đó, bà Lan thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này.
Các cơ quan tiến hành tố tụng xác định hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan xảy ra trong 2 giai đoạn.
Bà Trương Mỹ Lan cùng các bị cáo hầu tòa vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 - Video: HỮU HẠNH
Trong đó, giai đoạn 1 vụ án, bà Lan bị xử lý về hành vi chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB. Còn giai đoạn 2 vụ án, bà Lan bị xử lý về hành vi lừa đảo thông qua việc phát hành trái phiếu, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền ra biên giới.
Tại giai đoạn 1, Tòa án nhân dân TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan tử hình về các tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "tham ô tài sản" và "đưa hối lộ". Bà Trương Mỹ Lan đã kháng cáo bản án này.