Tình Hình Xuất Khẩu Gạo Năm 2023
Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành về các giải pháp khơi thông thị trường, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt được tăng trưởng cao. Tổng xuất khẩu gạo trong Quý I/2024 tăng 17,8% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
Thương nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ đã nêu ở mục II.
Thương nhân có thể chọn nộp hồ sơ theo các cách sau:
– Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương. Địa chỉ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
– Cách 2: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Bộ Công Thương theo địa chỉ trên.
– Cách 3: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương.
Lưu ý: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu (2), (3) và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
Hướng dẫn thủ tục thông báo khuyến mại
Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 0919.089.888 để được hỗ trợ giải đáp.
Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2023 như sau:
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 ước đạt 4,81 tỷ USD, tăng 11,1% so với tháng 10 năm 2022, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2023 đạt 43,08 tỷ USD, song do các tháng đầu năm xuất khẩu giảm sâu nên tính chung 10 tháng giá trị xuất khẩu vẫn còn giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 21,94 tỷ USD, tăng 17%; giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 402 triệu USD, tăng 22%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 7,45 tỷ USD, giảm 20,5%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 11,65 tỷ USD, giảm 19,3%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,64 tỷ USD, giảm 20,3%; giá trị xuất khẩu muối đạt 4,6 triệu USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ (10 tháng) năm 2022.
Bảng 1. Giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 10 tháng năm 2023
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trong 10 tháng đầu năm 2023, châu Á (thị phần 49,1%), châu Mỹ (thị phần 22,6%) và châu Âu (thị phần 10,5%) là các khu vực tiêu thụ nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Hai khu vực còn lại gồm châu Phi (chiếm 2,1%) và châu Đại Dương (chiếm 1,5%) có thị phần tương đối nhỏ. Ước tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam tới khu vực châu Á đạt 21,13 tỷ USD, tăng 5,7%; châu Mỹ đạt 9,74 tỷ USD, giảm 20,6%; châu Âu đạt 4,5 tỷ USD, giảm 11,8%; châu Phi đạt 910 triệu USD, tăng 21,6%; và châu Đại Dương đạt 641 triệu USD, giảm 17,2%.
Bảng 2. Tình hình xuất khẩu theo châu lục 10 tháng năm 2023
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,8%, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,6%, giảm 20,8%; và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,5%, giảm 8,5%.
Bảng 3. Giá trị và thị phần 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:
- Cà phê: Xuất khẩu cà phê trong tháng 10 năm 2023 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị đạt 189 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,31 triệu tấn và 3,32 tỷ USD, giảm 9,5% về khối lượng và giảm 0,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 10 năm 2023 ước đạt 220 nghìn tấn với giá trị đạt 282 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,62 triệu tấn và 2,16 tỷ USD, tăng 0,1% về khối lượng nhưng giảm 17,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 10 năm 2023 ước đạt 15 nghìn tấn với giá trị đạt 25 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 10 tháng đầu năm 2023 đạt 97 nghìn tấn và 166 triệu USD, giảm 20,1% về khối lượng và giảm 15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 700 nghìn tấn với giá trị 433 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2023 đạt 7,12 triệu tấn và 3,97 tỷ USD, tăng 17% về khối lượng và tăng 34,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 10 năm 2023 ước đạt 700 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 10 tháng đầu năm 2023 đạt gần 4,91 tỷ USD, tăng 78,9% so với cùng kỳ năm 2022.
- Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị 328 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều 10 tháng đầu năm 2023 đạt 513 nghìn tấn và 2,92 tỷ USD, tăng 20,8% về khối lượng và tăng 14,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Hạt tiêu: Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 17 nghìn tấn với giá trị 62 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu 10 tháng đầu năm 2023 đạt 223 nghìn tấn và 745 triệu USD, tăng 16,2% về khối lượng nhưng giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 10 năm 2023 ước đạt 280 nghìn tấn với giá trị 134 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 10 tháng đầu năm 2023 đạt 2,41 triệu tấn và 1,03 tỷ USD, giảm 6% về khối lượng và giảm 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 10 năm 2023 ước đạt 40 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2023 đạt 402 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 113 triệu USD, tăng 26%; xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 123 triệu USD, tăng 36,4%.
- Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 10 năm 2023 ước đạt 850 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2023 đạt 7,45 tỷ USD, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm 2022.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 10 năm 2023 ước đạt 1,2 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm 2023 đạt 10,82 tỷ USD, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Bảng 4. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn 10 tháng năm 2023
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 năm 2022 ước đạt 3,62 tỷ USD, tăng 0,4% so với tháng 10 năm 2022; đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2023 đạt 33,78 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản đạt 20,61 tỷ USD, giảm 9,9%; giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 2,9 tỷ USD, giảm 6,8%; giá trị nhập khẩu thuỷ sản đạt 2,16 tỷ USD, giảm 4,5%; giá trị nhập khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 1,84 tỷ USD, giảm 30,6%; giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất đạt 6,23 tỷ USD, giảm 6,2%; giá trị nhập khẩu muối đạt 37,3 triệu USD, tăng 4,1%.
Bảng 5. Giá trị nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 10 tháng năm 2023
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trong 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu nông lâm thủy sản nhiều nhất từ các thị trường thuộc khu vực châu Á (thị phần 28,3%); châu Mỹ (thị phần 23,3%); châu Đại Dương (chiếm 7,1%); châu Phi (chiếm 4,9%) và châu Âu (chiếm 4,1%)3 . Ước giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam từ khu vực châu Á đạt 9,55 tỷ USD, giảm 16,4%; châu Mỹ đạt 7,86 tỷ USD, giảm 16,2%; châu Đại Dương đạt 2,41 tỷ USD, giảm 8,8%; châu Phi đạt 1,66 tỷ USD, tăng 34%; châu Âu đạt 1,37 tỷ USD, giảm 13,4%.
Bảng 6. Giá trị nhập khẩu theo châu lục 10 tháng năm 2023
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Braxin là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023. Giá trị nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 8,1% (giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2022); Trung Quốc chiếm 8% (giảm 14%) và Braxin chiếm 7,7% (tăng 2,2%).
Bảng 7. Giá trị và thị phần 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất 10 tháng năm 2023
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:
- Đậu tương: Khối lượng nhập khẩu đậu tương tháng 10 năm 2023 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị ước đạt 40 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,53 triệu tấn và 975 triệu USD, tương đương khối lượng nhập khẩu của cùng kỳ năm 2022 nhưng giảm 8,5% về giá trị.
- Lúa mì: Ước nhập khẩu lúa mì tháng 10 năm 2023 đạt 300 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 105 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2023 đạt 3,62 triệu tấn và 1,27 tỷ USD, tăng 7% về khối lượng nhưng giảm 3,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Ngô: Khối lượng ngô nhập khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 1,45 triệu tấn với giá trị đạt 398 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2023 đạt 7,96 triệu tấn và 2,43 tỷ USD, tăng 5,2% về khối lượng nhưng giảm 8,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Hạt điều: Khối lượng hạt điều nhập khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 170 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 173 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều 10 tháng đầu năm 2023 đạt gần 2,5 triệu tấn và 2,91 tỷ USD, tăng 43,6% về khối lượng và tăng 17% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Cao su: Khối lượng nhập khẩu cao su tháng 10 năm 2023 ước đạt 160 nghìn tấn với giá trị ước đạt 200 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,36 triệu tấn và 1,77 tỷ USD, giảm 25,6% về khối lượng và giảm 33,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Rau quả: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 10 năm 2023 đạt 170 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu hàng rau quả 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,63 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2022.
- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 10 năm 2023 ước đạt 333 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2023 đạt 2,9 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 986 triệu USD, giảm 8,3%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,18 tỷ USD, giảm 2,8%.
Thủy sản: Tổng giá trị nhập khẩu hàng thủy sản tháng 10 năm 2023 ước đạt 220 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu hàng thủy sản 10 tháng đầu năm 2023 đạt 2,16 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2022.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị nhập khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 180 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,79 tỷ USD, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm 2022.
- Phân bón các loại: Khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 10 năm 2023 ước đạt 520 nghìn tấn và 171 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón các loại 10 tháng đầu năm 2023 đạt 3,47 triệu tấn và 1,17 tỷ USD, tăng 25,3% về khối lượng nhưng giảm 10,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 10 năm 2023 ước đạt 550 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 10 tháng đầu năm 2023 đạt 4,37 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022.
Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu tháng 10 ước đạt 80 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu 10 tháng đầu năm 2023 đạt 694 triệu USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Bảng 8. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn 10 tháng năm 2023
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
3. Cán cân thương mại nông, lâm, thủy sản
Cán cân thương mại ngành nông lâm thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt thặng dư 9,3 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2022. Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là các nhóm hàng có cán cân thương mại 10 tháng đầu năm 2023 ở trạng thái thặng dư.
Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 9,8 tỷ USD, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2022; nhóm thủy sản thặng dư 5,29 tỷ USD, giảm 25,6%; nhóm nông sản thặng dư 1,33 tỷ USD, tăng 132,3%. Trong khi đó, cán cân thương mại các nhóm còn lại đều ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 4,6 tỷ USD, giảm 0,1%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 2,5 tỷ USD, giảm 10,2%; muối thâm hụt 33 triệu USD (tăng 3,2%).
Xét theo mặt hàng cụ thể, 6 mặt hàng có thặng dư thương mại 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt trên 1 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (thặng dư 9,04 tỷ USD, giảm 17,2%); gạo (thặng dư 3,28 tỷ USD, tăng 36,1%); hàng rau quả (thặng dư 3,29 tỷ USD, tăng 3,1 lần); cà phê (thặng dư 3,18 tỷ USD, giảm 1,7%); tôm (thặng dư 2,42 tỷ USD, giảm 25,5%); cá tra (thặng dư 1,43 tỷ USD, giảm 29,6%).
Có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thâm hụt thương mại 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt trên 1 tỷ USD, gồm: thức ăn gia súc và nguyên liệu (thâm hụt 3,36 tỷ USD, giảm 5,6%); chế phẩm từ sản phẩm trồng trọt (thâm hụt 2,36 tỷ USD, tăng 8,4%); ngô (thâm hụt 2,34 tỷ USD, giảm 10,5%); bông các loại (thâm hụt 2,33 tỷ USD, giảm 30,5%); lúa mì (thâm hụt 1,25 tỷ USD, giảm 3,7%); thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật (thâm hụt 1,06 tỷ USD, giảm 5,9%).
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT