Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu không cần đưa hàng ra khỏi biên giới Việt Nam. Đây là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam để tiết kiệm chi phí, thời gian và được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục như thế nào? Có gì cần lưu ý khi sử dụng hình thức này không? Hãy cùng HVT Logistic tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ như thế nào?

Quy trình để làm xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện theo các bước như dưới đây:

Điều kiện làm tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ

Điều kiện để mở tờ khai XNK tại chỗ áp dụng theo Điểm b, khoản 1, Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và không không thuộc trường hợp được khai tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Làm các thủ tục nhập khẩu tại chỗ

– Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan (đã được doanh nghiệp xuất khẩu kê khai, xác nhận, ký, đóng dấu) và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng) trên hoá đơn này ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp này trên cả 04 tờ khai hải quan;

– Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình (ví dụ: nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu; nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu gia công thì làm thủ tục theo loại hình gia công);

– Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; 02 tờ khai còn lại chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Doanh nghiệp xuất khẩu khai báo hải quan tại chỗ

– Tiếp nhận 04 tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ và các chứng từ khác của hồ sơ hải quan nhập khẩu tại chỗ; tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành đối với hàng nhập khẩu. Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại chỗ là giá bán thực tế ghi trên hoá đơn thương mại của thương nhân nước ngoài phát hành cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ ở Việt nam. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu.

– Tiến hành kiểm tra hàng hoá hoặc chứng từ nhập kho hàng hoá của doanh nghiệp nhập khẩu khi có nghi vấn việc giao nhận hàng hoá không đúng khai báo, giao nhận khống. Lập biên bản kiểm tra; tiến hành xử lý theo quy định pháp luật nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm.

– Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai.

– Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình.

– Có văn bản thông báo cho Cục thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi (mẫu TB/2006 kèm theo) hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và Cục Thuế địa phương đã nối mạng.

Bài tập tính Cán cân xuất nhập khẩu

Tính cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 1996 - 2004

Cán cân xuất nhập khẩu (XNK) = Giá trị hàng hóa XK – Giá trị hàng hóa NK

=> Từ 1996 đến 2004, giá trị nhập siêu của Hoa Kỳ ngày càng lớn, dẫn đến cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ luôn âm và số âm ngày càng gia tăng.

Cán cân xuất nhập khẩu là gì?

“Cán cân xuất nhập khẩu hay còn gọi là cán cân thương mại, là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) với tổng giá trị nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) của một quốc gia ở một giai đoạn nhất định. Có thể hiểu đơn giản đây là mức chênh lệch của giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.”

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? - Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ

Hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ chính là giao hàng tại chỗ, thuộc lãnh thổ Việt nam, thay vì phải chở ra nước ngoài như việc xuất nhập khẩu thông thường mà ta thường thấy.

Hiện nay, hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đang là sự lựa chọn của các doanh nghiệp tại Việt Nam, bên cạnh đó với hình thức xuất nhập khẩu truyền thống, thì hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, và được hưởng nhiều ưu đãi, thuế xuất.

Xem thêm: Fago Logistics chuyên cung cấp dịch vụ khai báo hải quan thủ tục xuất nhập khẩu uy tín, chuyên nghiệp số 1 hiện nay

Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ

Làm thủ tục hải  quan với các loại hàng hoá xnk tại chỗ

Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật. Cụ thể, doanh nghiệp phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Tờ khai hải quan: Nhằm khai báo chi tiết thông tin lô hàng trong quá trình xuất nhập khẩu.

Hợp đồng mua bán: Bằng chứng nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá.

Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hoá: Đảm bảo là loại hàng hoá được phép kinh doanh.

Hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT.

Chứng từ cần thiết khác trong từng trường hợp cụ thể.

Chi tiết thủ tục hải quan được quy định rõ tại Khoản 5 Điều 86, Thông tư 38/2015/TT-BTC. Cụ thể như sau:

"a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:

a.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;

a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

a.3) Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:

b.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

b.3) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;

d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

d.1) Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

d.2) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá;

d.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ."

Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ được tiến hành ở Chi cục Hải quan do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình. Thời hạn làm thủ tục hải quan cho người nhập khẩu là 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hoá xuất khẩu.