Nụ cười của cô ấy là một lời nói dối nhằm che đậy nỗi buồn của cô ta.

Dữ Liệu Được Dùng Để Theo Dõi Bạn

Dữ liệu sau đây có thể được sử dụng để theo dõi bạn trên các ứng dụng và trang web do các công ty khác sở hữu:

Dữ liệu sau đây có thể được thu thập và liên kết với danh tính của bạn:

Dữ liệu sau đây có thể được thu thập nhưng không liên kết với danh tính của bạn:

Phương thức đảm bảo quyền riêng tư có thể khác nhau, chẳng hạn như dựa trên các tính năng bạn sử dụng hoặc độ tuổi của bạn. Tìm hiểu thêm.

#Từ khóa tìm kiếm: Dịch tên tiếng Việt sang tiếng Hàn quốc, tên phiên âm tiếng hàn, tiếng hàn nam định, trung tâm tiếng hàn tại nam định, học tiếng hàn ở nam định

hoặc đăng kí vào bất cứ kiến nghị nào của chúng tôi, Hãy cùng tham gia nhé.

가입하시거나, 어떤 진정서든 서명하셔도 되요, 부디 함께 해주세요.

Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan

Trên blog này tôi đã viết nhiều về chuẩn đầu ra (CĐR) rồi. Và mặc dù viết nhiều, nhưng tựu trung tôi chỉ có một thông điệp duy nhất thôi, đó là hiện nay cách hiểu, cách gọi, và cách làm CĐR ở VN vẫn còn nhiều chỗ chưa thống nhất, với nhiều ngộ nhận.

Entry này chỉ nói về “cách gọi” mà thôi. Mà cũng chỉ nói về cách gọi bằng tiếng Việt trong mối liên hệ với cách gọi trong tiếng Anh thôi. Vì một trong những mục tiêu của việc xây dựng “CĐR” là để phục vụ đánh giá/ kiểm định chương trình đào tạo theo các yêu cầu của thế giới, ví dụ như theo AUN-QA hoặc theo chuẩn của ABET.

Lâu nay, ở VN mọi người vẫn hiểu/ tin rằng CĐR trong tiếng Việt là tương đương hoàn toàn với từ learning outcomes (LO) trong tiếng Anh. Nhưng như loạt bài gần đây tôi đã viết (phục vụ Hội thảo của Cục Khảo thí tại Huế trong tháng 11/2011), LO chỉ nên dịch ra tiếng Việt là “đầu ra (của việc học)” hoặc “kết quả (học tập)” mà thôi. Chứ không có “chuẩn” gì ở trong cụm từ LO này cả!

Từ “chuẩn” trong tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh là “standard”. Và từ này có nghĩa là một yêu cầu/ mong đợi từ bên ngoài, không phải do chính mình tạo ra, và thường có tính ràng buộc (tức là nếu không đạt chuẩn thì sẽ dẫn đến những hệ quả nào đó). Như vậy, những gì một trường tự viết ra và tự tuyên bố (và nếu muốn thì lại tự chỉnh sửa) thì không thể xem là “chuẩn”. Như cách hiểu “CĐR” tại VN hiện nay.

Hiện nay, những gì các trường đang làm theo yêu cầu của Bộ Giáo dục (công bố CĐR của các chương trình đào tạo) thực ra chỉ là công bố các “kết quả học tập dự kiến” (expected learning outcomes) của mình mà thôi. Tức là những gì nhà trường hứa/ cam kết với xã hội (người học, gia đình, nhà tuyển dụng, nhà nước, toàn xã hội) rằng người học sẽ đạt được sau khi kết thúc việc học tại trường. Nói cách khác, CĐR theo cách hiểu tại VN hiện nay (mà trước hết là cách hiểu từ Bộ GD) chính là để trả lời câu hỏi: “Vậy chứ người học sau khi tốt nghiệp chương trình này thì sẽ có ‘đầu ra’ như thế nào?” Đây là một lời hứa của nhà trường, chứ không phải là “chuẩn” (nhắc lại: chuẩn thì phải có ràng buộc!)

Nhưng như vậy thì trong tiếng Anh có cái gì thực sự được gọi là “chuẩn đầu ra” theo đúng nghĩa của “chuẩn” và “đầu ra” hay không? À, có chứ. CĐR thì là “chuẩn” và “đầu ra”, chứ sao. Outcome standard, vậy thôi. Và “CĐR của chương trình” thì sẽ là Program outcome standard, vô cùng đơn giản.

Các bạn không tin, phải không? Vậy thì hãy gõ đúng cụm từ “program outcome standard” lên google search (có dấu ngoặc kép, nhớ nhé), thì bạn sẽ có câu trả lời thôi mà. Tôi cũng vừa tìm đấy, và tìm thấy 2.910 kết quả trong khoảng 0.28 giây. Dưới đây là một số ví dụ:

Nguồn: http://www.engineersaustralia.org.au/sites/default/files/shado/ACED/ACED%20Submission%20to%20HEd%20Review%20final_doc.pdf

Trích dẫn từ tài liệu nói trên:

Lưu ý nhé: “program outcome standards” còn được gọi là “graduate attribute exemplars”, tạm dịch là “những mẫu mực/chuẩn mực về đặc điểm của người tốt nghiệp”. Nói cách khác, “chuẩn đầu ra của chương trình” ở đây được hiểu là những đặc điểm (về năng lực) mà các tổ chức kiểm định yêu cầu/đòi hỏi ở người tốt nghiệp sau khi ra trường.

Đây là tài liệu của ACED (Australian Council of Engineering Deans, tạm dịch Hội đồng các trưởng khoa kỹ thuật/ công trình của Australia), phần trích dẫn nói trên là phần nói “đo lường kết quả học tập và đối sánh trong nước và quốc tế” (measuring learning outcomes and national and international benchmarking).

Nguồn: www.doe.mass.edu/cte/programs/manual.doc

Trích dẫn từ tài liệu nói trên:

Đây là một câu hỏi liên quan đến việc rút giấy phép một chương trình đào tạo, nếu như chương trình đó không đạt được “chuẩn mực đầu ra của chương trình”. Đấy nhé, nếu không đạt “chuẩn (mực)” thì phải rút giấy phép. Điều này có nghĩa là phải có người bên ngoài kiểm soát, đo đạc, rồi đưa ra quyết định về việc đạt hoặc không đạt.

Không có chuyện “chuẩn” mà lại tuyên bố khơi khơi, không đo đạc gì hết, rồi thích đổi thì đổi, như ta đang hiểu đâu nhé.

- Learning outcomes thì chỉ nên gọi là “kết quả đầu ra” hoặc “đầu ra” hoặc “kết quả học tập” gì đấy thôi. Và cái này thì tùy mỗi trường mỗi tuyên bố, sao cho phù hợp với sứ mạng của trường và mục tiêu giáo dục của chương trình.

- Outcome standards thì mới là “chuẩn đầu ra”. Đã là chuẩn thì phải do bên ngoài đưa ra (ví dụ như tổ chức kiểm định, hoặc hội nghề nghiệp), có kiểm soát, đo đạc, và những hệ quả khi đạt hoặc không đạt.

Hy vọng là sau entry này của tôi thì ít nhất chúng ta sẽ gọi đúng, nếu không phải là làm đúng, về cái gọi là “chuẩn đầu ra”.

Nhà phát triển, TEUIDA, đã cho biết rằng phương thức đảm bảo quyền riêng tư của ứng dụng có thể bao gồm việc xử lý dữ liệu như được mô tả ở bên dưới. Để biết thêm thông tin, hãy xem chính sách quyền riêng tư của nhà phát triển.