Ngạch Chức Danh Trung Cấp Là Gì
Ngạch viên chức là sự phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp của họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một và ngành như y tế, giáo dục, giải trí, khí tượng,.. các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác
Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?
Phần trên chúng tôi đã trình bày khái niệm về chức danh để quý khách hàng hiểu thế nào là chức danh.
Chức vụ là sự đảm nhiệm khi một người có vai trò, địa vị nào đó đặt trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ: Bộ Trưởng….., Phó Thủ tướng chính phủ,… đối với tập thể là đất nước hay tổng giám đốc, giám đốc, … trong một tổ chức nào đó.
Do đó, có thể thấy trong một trường học mà hiệu trưởng chỉ tham gia với nhiệm vụ quản lý, điều hành với vai trò lãnh đạo trường thì hiệu trưởng chỉ là chức vụ. Ngược lại, trường hợp hiệu trưởng tại một trường ngoài chức vụ “hiệu trưởng” và lại tham gia giảng dạy một số tiết học của nhà trường thì có thể hiệu trưởng ở đây có thể hiểu là vừa là chức danh vừa là chức vụ.
Nâng ngạch viên chức cần phải làm thủ tục gì?
Tôi làm trong 1 đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, năm 2018 tôi thi vào biên chế ngạch kế toán viên hệ cao đẳng và hưởng hệ số lương bậc cao đẳng. Trong quá trình làm thì tôi đã học lên Đại học và đã có bằng năm 2019. Vậy văn phòng luật sư cho tôi hỏi là bây giờ tôi có được hưởng lương theo hệ số đại học không? Tháng 2/2021 tôi làm đơn xin lãnh đạo cơ quan xin nâng bậc lương lên bậc lương đại học nhưng đến nay tôi vẫn chưa được giải quyết. Tôi phải làm gì? Tôi xin chân thành cám ơn! Mong nhận được câu trả lời của Văn phòng luật sư trong thời gian sớm nhất.
Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn hưởng hệ lương bậc cao đẳng, nếu bạn học lên đại học thì bạn có thể được hưởng lương theo bằng đại học trong trường hợp khi bạn có bằng Đại học nhưng phải thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
* Về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
Căn cứ Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Viên chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
b) Viên chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp
c) Viên chức đó đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;
d) Viên chức đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.
Đối với trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định nêu trên, Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của viên chức.
Cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I áp dụng cho viên chức hành chính, viên chức văn thư và viên chức lưu trữ được Bộ nội vụ quy định.
Đối với viên chức hạng V và viên chức hạng IV được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề nếu đang làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với chức danh nghề nghiệp được xét và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xét theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Đối với trường hợp viên chức đang xếp ở hạng chức danh nghề nghiệp mà hạng chức danh nghề nghiệp này không còn theo quy định của pháp luật hiện hành thì được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ nếu đang công tác ở vị trí việc làm phù hợp và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp có sự thay đổi mã số chức danh nghề nghiệp.
Ví dụ về chức danh và chức danh nghề nghiệp
Từ những phân tích trên Công ty Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Chức danh là gì? Chức danh nghề nghiệp là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.
Xếp lương khi nâng ngạch viên chức:
– Căn cứ khoản 3, Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 quy định về xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức như sau:
“3. Xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức:
Trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A (gồm A0 và A1) hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.”
– Căn cứ Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV quy định xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức như sau:
“1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức :
a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
b. Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Ví dụ 1: Bà Trần Thị A đang hưởng 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên (mã số 01.003) kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2007 (tổng hệ số lương 4,98 cộng 6%VK đang hưởng ở ngạch chuyên viên là 5,28). Bà A đạt kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính và đến ngày 01 tháng 02 năm 2008 được cơ quan có thẩm quyền ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính (mã số 01.002), thì bà A được căn cứ vào tổng hệ số lương đang hưởng ở ngạch chuyên viên là 5,28 này để xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất là 5,42 bậc 4 ngạch chuyên viên chính. Thời gian hưởng lương ở ngạch chuyên viên chính và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch chuyên viên chính của bà A được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2008 (ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính).
c. Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B đang hưởng 15% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch kiểm ngân viên (mã số 07.047) kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2007 (tổng hệ số lương 3,63 cộng 15%VK đang hưởng ở ngạch kiểm ngân viên là 4,17). Đến ngày 01 tháng 10 năm 2007, ông B đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nâng lên ngạch cán sự (mã số 01.004). Do tổng hệ số lương 4,17 đang hưởng ở ngạch kiểm ngân viên lớn hơn hệ số lương 4,06 ở bậc cuối cùng trong ngạch cán sự, nên ông B được xếp vào hệ số lương 4,06 bậc 12 ngạch cán sự và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11 (4,17 – 4,06) kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007 (ngày bổ nhiệm vào ngạch cán sự). Đến ngày 01 tháng 10 năm 2009, sau đủ 2 năm và có đủ điều kiện, ông B được hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cán sự và vẫn tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11.
Đến ngày 01 tháng 3 năm 2010, ông B đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nâng lên ngạch chuyên viên (mã số 01.003) thì ông B được căn cứ vào tổng hệ số lương cộng hệ số chênh lệch bảo lưu và 5% phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cán sự là 4,37 (4,06 + 0,11 + 5%VK của 4,06) để xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất ở ngạch chuyên viên là 4,65 bậc 8 và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11 kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010 (ông B đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cán sự nên thời gian hưởng lương ở ngạch chuyên viên và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch chuyên viên được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên).”
Như vậy, nếu đủ tiêu chuẩn và điều kiện chuyển loại viên chức cấp có thẩm quyền sẽ quyết định dựa trên quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và điều kiện chuyên môn đối với từng vị trí làm việc cụ thể.
Các bạn thường hay nghe những thuật ngữ như đơn vị sự nghiệp công lập, chức danh nghề nghiệp, ngạch công chức, cơ quan,,tổ chức... nhưng không phải ai cũng hiểu bản chất của những thuật ngữ này. Căn cứ vào quy định pháp luật, mình sẽ giải đáp vấn đề nêu trên.
1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
2. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức
Ví dụ: Ngạch chuyên viên cao cấp (mã ngạch 01.001) áp dụng hệ số lương của công chức loại A3, nhóm 1 từ hệ số lương 6.20 đến hệ số lương 8.00.
Căn cứ: Khoản 4 Điều 7 Luật cán bộ công chức 2008
3. Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệnh mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp – được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
Ví dụ: Ngạch chuyên viên cao cấp có hệ số lương từ 6.20 đến hệ số lương 8.00
4. Cơ quan, tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Uỷ ban nhân dân quận 1,
Căn cứ: Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015
Các bạn có thắc mắc về các khái niệm nào thì đặt câu hỏi trong topic này nhé!
Để xác định được địa vị cũng như vị trí của một cá nhân trong xã hội cũng như trong các tổ chức chính trị, nghề nghiệp… thì thường nhìn vào chức danh của một cá nhân đó.
Qua bài viết Chức danh là gì? Chức danh nghề nghiệp là gì? Công ty Hoàng Phi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích tới Quí vị
Chức danh là một vị trí của một cá nhân mà được xã hội các tổ chức thừa nhận như tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị, có thể ví dụ như Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, cử nhân, chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện những thông tin sau trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp, được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý, được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý Theo quy định pháp luật về chức danh nghề nghiệp.
Như vậy từ chức danh của một cá nhân ta có thể thấy được những thông tin như trình độ năng lực, chức vị , vị trí trong xã hội cũng như một tổ chức nhất định. Tổ chức này phải được xã hội cũng như pháp luật thừa nhận
Thông qua chức danh ta cũng sẽ thấy được sự quản lý cũng như cách thức có thể tuyển dụng được vào vị trí mà người đang nắm giữ chức danh hiện tại.
Thông thường thì chức danh sẽ đi cùng luôn với chức vụ. Chẳng hạn như bác sĩ sẽ có chức vụ bác sĩ ngay trong bệnh viện và được công nhận bởi tổ chức là bệnh viện người đó đang làm việc và được xã hội công nhận bởi chức danh người đó là bác sĩ.
Nhưng có một số chức danh lại không đi cùng chức vụ và ngược lại. Ví dụ Giáo sư, bác sĩ y học nhưng lại đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ y tế.
Phần tiếp theo của bài viết Chức danh là gì? Chức danh nghề nghiệp là gì? xin được chuyển sang phần ví dụ.