Mô Hình Nông Nghiệp Công Nghệ Cao
Nằm trong chuỗi các hoạt động Chương trình đào tạo phát triển nông nghiệp của Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình tại thành phố Asan, Hàn quốc, các học viên đã được tham quan thực tế một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các nhà máy chế biến nông sản và chế tạo máy nông nghiệp.
Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ. Như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật,… Giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí. Tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.
Mặt khác, nông nghiệp CNC giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ. Giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.
Lợi ích của ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp công nghệ cao trong việc áp dụng IoT trong nông nghiệp đang được khá nhiều người quan tâm. Bởi nó mang lại giá trị và hiệu quả cao cho nền nông nghiệp.
Lợi ích của ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Bởi nó thay thế thành các công trình xây dựng; giao thông vận tải; khu thương mại; khu chung cư. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng tăng cao, tiêu biểu là nông sản sạch. Mặt khác, tình trạng đất đai ngày càng bị thoái hóa do sử dụng và lạm dụng thuốc BVTV kèm theo sự tác động của biến đổi khí hậu. Dẫn đến, thiệt hại nghiêm trọng nền nông nghiệp và tốn khá nhiều chi phí sản xuất. Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao giúp nhà nông giám sát cây trồng và giải pháp hiệu quả từ gieo sạ, rải phân, phun thuốc. Ứng dụng IoT trong nông nghiệp sẽ thu thập các thông tin nhanh chóng; có thể dự đoán, phỏng đoán các điều kiện canh tác, tình trạng sâu bệnh hại theo thời gian thực. Từ đó, có giải pháp phòng trừ bệnh kịp thời nhanh chóng.
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đất, nước, không khí. Canh tác nông nghiệp bằng công nghệ IoT trong nông nghiệp dựa trên dữ liệu được thu thập từ các cảm biến đa dạng trên đồng ruộng; giúp nông dân phân bổ chính xác tài nguyên cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đồng thời, bảo vệ môi trường đất, nước do chất thải, thuốc bảo vệ thực vật gây ra. Góp phần giảm tỷ lệ ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất.
Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) không chỉ giúp nhà nông tiết kiệm nước và năng lượng; mà nó còn làm cho nông nghiệp xanh hơn; giảm đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí thuốc BVTV và thuê nhân công. Hiệu suất làm việc tăng gấp 20 lần so với phương pháp thủ công trước đây. Các sản phẩm được thu hoạch được sạch hơn, chất lượng hơn và năng suất cao hơn so với các phương pháp nông nghiệp truyền thống.
Một trong những lợi ích của việc sử dụng IoT trong nông nghiệp là tốc độ của quy trình được cải tiến hơn. Do sử dụng hệ thống theo dõi và dự đoán thời gian thực. Nhờ vậy, nông dân có thể nhanh chóng phản ứng với bất kỳ thay đổi nào. Ví dụ các thay đổi về thời tiết, độ ẩm, cũng như tình trạng sâu bệnh hại của từng cây trồng hoặc đất trên đồng ruộng. Điều được phát hiện kịp thời và nhanh chóng. Đối với máy bay nông nghiệp việc phun thuốc chỉ mất từ 7-10 phút trên 1 ha ở mọi cây trồng, mọi địa hình. Cho dù bất cứ ở điều kiện thời tiết nào chăng nữa, các thiết bị công nghệ cao đều hoạt động ổn định và hiệu quả. Đây là công cụ giúp các chuyên gia nông dễ dàng nghiên cứu được mùa màng. Đồng thời, mang đến giải pháp phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông hiệu quả.
Hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động Nextfarm Fertikit 4G tại Farm dâu tây Trường Anh – Cao Bằng
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2019. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước. Gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn. Với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao.
Trong lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến. Do làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế tăng.
Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu. Giúp nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Đặc biệt, giống gạo ST25 được công nhận là “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Phi-lip-pin.
Ngành lâm nghiệp có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng ổn định. Đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra các dây chuyền chế biến, bảo quản có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu. Hình thành ngành công nghiệp chế biến lâm sản đứng thứ hai Châu Á và đứng thứ năm trên thế giới
Mô hình trồng Dưa leo Baby – Cực Bắc của Tổ Quốc
Một trong những mô hình nữa của người nông dân khi áp dụng công nghệ tương đối thành công ở Cực Bắc Tổ Quốc là Hà Giang. Anh Vình, xuất thân từ cuộc sống tài xế đường dài. Nhưng vì lý do yêu thích nông nghiệp công nghệ cao. Anh cũng đã đầu tư Nông nghiệp và hiện tại có những bước đầu thành công. Tuy khó khăn nhưng anh vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu áp dụng Nông nghiệp thông minh vào trang trại của mình.
Xem thêm: Chinh phục số hóa nông nghiệp nhờ phần mềm NextX
Và còn rất nhiều các mô hình nông nghiệp thông minh trải dài các miền của Tổ quốc, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm vẫn âm thâm chuyển đổi số trong Nông nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng NextX CRM, phần mềm bán hàng NextX bán hàng trên nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.
Ở nước ta, dân số sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả nước. 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông nghiệp, nhưng chỉ tạo ra chưa đầy 20% GDP.
Theo PGS Vũ Trọng Khải, chúng ta đang phải chứng kiến, đối diện với thực trạng nông nghiệp đang vào đà suy thoái. Sản xuất không đủ sống, nông dân bỏ ruộng, ra thành phố làm bất cứ việc gì, thậm chí không cần kỹ năng mà chỉ cần cơ bắp vẫn có thu nhập cao hơn làm nông. Tuy nhiên, đời sống của người nông dân mưu sinh ở các đô thị, khu công nghiệp lại rất bấp bênh, mức sống nghèo khổ.
Ở nước ta, dân số sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả nước. 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông nghiệp, nhưng chỉ tạo ra chưa đầy 20% GDP. Do đó, họ cũng chỉ được hưởng lợi trong khuôn khổ con số đó. GDP bình quân đầu người ở khu vực nông thôn chỉ 200 USD so với bình quân cả nước là 1.600 USD/người.
Theo kết quả điều tra của Viện Chiến lược và Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, thu nhập bình quân của một hộ nông dân với bốn nhân khẩu là 60.000 đồng/ngày, dưới mức nghèo khổ. Có tới 47,4% hộ nông dân không hài lòng với cuộc sống hiện tại; 50% hộ phải vay nợ, trong đó chỉ có 13% hộ được vay ngân hàng. Còn lại 87% phải vay nặng lãi của tư nhân. Mức tiết kiệm hàng năm chỉ đạt 5–8 triệu đồng/hộ. Trong đó 80% tiết kiệm dùng để phòng ngừa rủi ro.
Như thế, cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn, lặp đi lặp lại. Năng suất thấp thì thu nhập thấp, thu nhập thấp thì tiết kiệm ít, tiết kiệm ít thì đầu tư nhỏ, đầu tư nhỏ thì năng suất thấp…
Đi sâu vào bên trong, có thể thấy chúng ta có chính sách “cởi trói” nhưng chưa có chính sách thực sự “thúc đẩy”. Chính sách “thúc đẩy” hoàn toàn khác với “cởi trói”. Nó có vai trò đưa sự phát triển lên tầm mới, nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Vì vậy, chính sách “thúc đẩy” phải được hoạch định có căn cứ khoa học và thực tiễn, đòi hỏi nhà hoạch định chính sách không chỉ có lương tâm và lòng dũng cảm, điều quan trọng hơn là phải có trí tuệ. Thực tiễn luôn thay đổi và phát triển, chính sách cũng phải thay đổi để thích ứng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, họ phải hiểu các quy định của WTO và thông lệ quốc tế. Sau nữa là năng lực thực thi chính sách của bộ máy công quyền và đội ngũ công chức.
Mặt khác, thực trạng hoạch định và thực thi chính sách của chúng ta thời gian qua so với yêu cầu nói trên đang yếu và thiếu, mang nặng tính xử lý tình huống và bị động.
Với quy mô sản xuất nhỏ như hiện nay, bình quân mỗi hộ gia đình chỉ 0,8 ha, kỹ thuật canh tác, nền nông nghiệp với các yếu tố cấu thành như vậy, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ và trang thiết bị sản xuất ở đầu vào đầu ra đều lạc hậu. Nghề nông vẫn là nghề “cha truyền con nối”, “lão nông tri điền”. Chế biến và buôn bán vẫn như xưa, không liên kết với sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng. Nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng đang tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong thế yếu.
Do vậy, giá trị gia tăng thấp, càng hội nhập sâu vào thị trường toàn cầu, nền nông nghiệp càng mang lại hậu quả xấu về KT - XH và môi trường, nông dân đã nghèo lại khó thoát nghèo bền vững. Vô tình, Việt Nam chúng ta, trước hết là nông dân đang “bù lỗ” cả về giá và “phí môi trường” cho người dân các nước nhập khẩu gạo và nông sản của Việt Nam. Điều này khiến cho càng xuất khẩu gạo càng nghèo, môi trường càng ô nhiễm, tài nguyên càng cạn kiệt. Nông dân và nền nông nghiệp của chúng ta phải bất đắc dĩ làm “nghĩa vụ quốc tế về an ninh lương thực” do sự khiếm khuyết của thể chế quản lý và lạc hậu về công nghệ trong thời đại toàn cầu hóa.
Vì sao chúng ta rơi vào tình thế này? Ông Khai lý giải, có nhiều nguyên nhân. Về tầm vĩ mô, sau thời gian gia nhập WTO, chúng ta chưa tận dụng được lợi thế của hội nhập thế giới. Trái lại, còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hóa.
Ở tầm vi mô, nguyên nhân quan trọng, là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” là chúng ta đang thiếu những “nông dân lớn” và quản trị nông nghiệp một cách chuyên nghiệp. Nói cách khác, thể chế của chúng ta chưa hình thành nên đội ngũ nông dân chuyên nghiệp sản xuất lớn.
Cứ hình dung như thế này sẽ thấy rõ. Anh nông dân với 5–7 công đất thì anh ta không cần hợp tác, không thể gắn kết với DN để tham gia chuỗi ngành hàng “từ đồng ruộng, trang trại đến bàn ăn”. Vì quá nhỏ bé, anh nông dân này không cần đến tín hiệu thị trường mà chỉ nghe lời thương lái. Quan trọng hơn, quy mô 5–7 công đất thì không thể ứng dụng tốt nhiều tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu nhằm tạo bước đột phá về năng suất và chất lượng nông sản. Để nông nghiệp phát triển lên tầm cao mới, bắt buộc phải có sự chuyển đổi công nghệ, giải pháp IoT trong nông nghiệp hiệu quả. Nhằm tạo bước ngoặc mới cho nền nông nghiệp Việt Nam. Trong bài viết sau đây, Globalcheck sẽ giúp bạn làm rõ tại sao phải ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở ngắn hạn và dài hạn.