Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các Giáo hoàng ở ngôi ngắn nhất

Bên cạnh đó có những Giáo hoàng có thời gian trị vì rất ngắn chưa tới một tháng. Vì vậy, nếu triều đại của một Giáo hoàng được bắt đầu vào ngày 1 tháng 8 và qua đời vào ngày 2 tháng 8, thì triều đại của vị Giáo hoàng này sẽ được tính là 2 ngày.

Stêphanô (23 tháng ba - 26 tháng ba, 752) mất đột ngột sau khi được bầu làm Giáo hoàng ba ngày, và trước khi được tấn phong làm Giám mục. Ông đã không được công nhận là Giáo hoàng hợp lệ nhưng đã được thêm vào danh sách ''Catholic encyclopedia'' với tông hiệu là Stêphanô II. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc liệt kê các Giáo hoàng có tên Stêphanô sau đó. Tên của ông đã bị loại bỏ khỏi danh sách các Giáo hoàng do nghị quyết của Vatican vào năm 1961.

Giáo hoàng có nhiều danh xưng khác nhau[52]. Các tước hiệu chính thức của Giáo hoàng theo thứ tự xuất hiện trong Annuario Pontificio (Niên giám Tòa Thánh) là:

Ngoài ra, Bộ Giáo Luật (x. Canon 331) còn ghi những danh xưng khác như:

Tước hiệu"Giáo hoàng"cũng được sử dụng. Khi ký tên trong các văn kiện, Giáo hoàng thường dùng dạng tắt của"Papa"là"PP."đứng trước số, chẳng hạn"Benedictus PP. XVI"(Giáo hoàng Biển Đức XVI).

Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma là Thánh Phêrô, tông đồ trưởng của Chúa Giêsu. Giáo hoàng đương nhiệm là giáo hoàng Phanxicô, người kế vị giáo hoàng Biển Đức XVI sau khi ông từ chức, trước đó đã có 263 người được nhận chức Giáo hoàng.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chi Đại hoàng (tên khoa học Rheum) là một chi thực vật có hoa trong họ Polygonaceae. Trong Đông y, "đại hoàng" là dược liệu lấy từ một số loài thuộc chi này như R. officinale, R. palmatum, R. rhabarbarum.

Đền Đức Hoàng thờ vua Lê Trang Tông, là một công trình có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, nằm ở xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Vào cuối thế kỷ thứ 16, nhà hậu Lê suy vong. Theo truyền thuyết bà Bùi Thị Ngọc Thụy vợ vua Quang Thiệu lúc đó đang có mang đã chạy về quê nhà ở làng Diêm Tràng,phủ Anh Sơn để ẩn náu. Tại đây bà sinh ra một người con khôi ngô tuấn tú,tướng mạo khác thường đặt tên là Ninh. Lớn lên cậu bé Ninh biết đi ở nuôi thân,nuôi mẹ,biết bênh vực những trẻ em bị bắt nạt và khi khôn lớn Ninh biết khai khẩn đất đai.

Bề tôi cũ của nhà Lê là An Thanh Hàn Nguyễn Kim khởi binh ở Sầm nưa muốn tìm con cháu nhà lê để suy tôn làm minh chủ nên sai người tìm Lê Ninh ở Nghệ An. Khi tìm được Lê Ninh bề tôi rước về lập ngôi Hoàng Đế đặt niên hiệu là Nguyên hòa - Lê Trang Tôn đứng chủ trung hưng,khôi phục nhà Lê lúc đó 19 tuổi. Khi lên ngôi vua Lê Tôn đã biết tôn trọng người tài, nghe lời phải, biết vỗ về tướng sĩ, thưởng công xứng đáng nên động viên được quân sĩ và nhân dân.

Hồi bấy giờ đất nước loạn lạc vua Lê Trang Tông tham gia đánh giặc,do dãi dầu sương gió nên nhuốm bệnh không khỏi. Ngày 29 tháng giêng(1548) thì mất. Thần dân ai nấy đều thương tiếc. Nhân dân ghi nhớ công ơn của vị vua đẵ có công khai khẩn đất đai mở mang cả một vùng rộng lớn,tạo cho nhân có cuộc sống ổn định, lại có công dẹp loạn, bài trị yên dân, là một trông những người chấn hưng đất nước thời Hậu Lê nên lập bài vị "Bâm Đạo Minh Đức cung thiên thần trí nhân Trang Tôn dụ Hoàng Đế" rước vào thờ phụng trong đền

:Theo lời khai của làng Bỉnh Trung xã Diêm Tràng nơi có họ Lê được vua Lê Thuần Tông ban sắc thay mặt triều đình bốn mùa cúng tế đền.Bản khai này được gom trong cuốn " Bách thần lục "do Nguyễn triều Lễ bộ biên soạn thời Gia long được lưu trữ tại viện Hán nôm

Ngoài Lê trang Tông đền Đức Hoàng còn thờ 4 vị nữa

1-Hiển Công Vương Lê Khang con của Lê Trừ, cháu gọi Lê Lợi bằng chú ruột

2-Quang Nghiệp Vương Lê Thọ con của Lê Khang

3- Trang giản vương Lê Thiệu là người đã lập đền và là con của Lê Thọ

4- Bà Bùi Thị Ngọc Thụy vợ của Lê Thiệu

Đền Đức Hoàng được xây dựng năm Nhâm Dần.

- Thượng điện: gồm 3 gian, gian giữa đặt bài vị của Trang tông dụ hoàng đế, hai gian bên cạnh đặt các kiệu rồng.

Hàng năm nhân dân tổ chức tế lễ rước kiệu vào ngày 29 tháng giêng và ngày 17 tháng 6 âm lịch. Đây là ngày hội lớn của nhân dân Đô Lương

Hoàng Long là một xã thuộc huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xã Hoàng Long có diện tích 10,57 km², dân số năm 1999 là 8.764 người, mật độ dân số đạt 829 người/km².

Xã Hoàng Long bao gồm 9 thôn và 1 cụm dân cư:

Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội[1].

Tương truyền, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng[2]. Thế kỷ 19, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh, nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của làng bị cuốn trôi. Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không còn được sản xuất nữa. Ngày nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tranh Kim Hoàng cũng giống như tranh Đông Hồ, có những chủ đề quen thuộc với đời sống người dân nông thôn như tranh gà, tranh lợn, tranh ông Công ông Táo, tranh cuộc sống đồng quê... Tranh Kim Hoàng cũng có những thể loại như tranh Tết, tranh thờ... đáp ứng được những nhu cầu đa dạng, từ trang hoàng nhà cửa nhân dịp Tết đến Xuân về, cầu cho phúc lộc đầy nhà, cho đến xua đuổi tà ma, giữ nhà yên ấm.

Tranh Kim Hoàng chuyên dùng giấy hồng điều hay giấy vàng tàu để làm tranh, dùng bức nền tươi thắm như vậy, cho nên tranh Kim Hoàng còn được gọi bằng một cái tên khác là "tranh đỏ", rất phù hợp với không khí tươi vui của ngày Tết. Chỉ riêng việc chọn giấy chuẩn bị giấy thôi cũng đã tốn rất nhiều thời gian và công sức của nhóm phục dựng tranh. Giấy đỏ làm tranh của tranh Kim Hoàng cũng độc đáo và thành một đặc điểm riêng biệt của tranh Kim Hoàng chẳng khác gì giấy điệp là đặc điểm riêng của tranh Đông Hồ.

Ván in của tranh Kim Hoàng được khắc hình với những nét tinh tế thanh nhã hơn so với ván in tranh Đông Hồ, khi in làm nổi bật lên những đường nét mực trên tấm giấy hồng điều. Đường nét của tranh Kim Hoàng mang tính hình tượng hóa, cách điệu nhiều hơn hẳn so với tranh Đông Hồ, mặc dù sử dụng cùng một chủ đề. Như trong bức tranh "Thần kê" (gà thần), con gà của tranh Kim Hoàng không phải là một chú gà dung dị bình thường, mà được khoác lên mình tấm áo của một "thần gà", đuôi dài, rực rỡ với hình dáng của đuôi chim phượng hoàng. Hay như trong bức tranh về lợn, lợn của tranh Đông Hồ no đủ tròn đầy, nhưng con lợn của tranh Kim Hoàng được hình tượng hóa, chiếc mũi giống như một đám mây trong bức tranh cổ.

Nếu như tranh Đông Hồ được tạo thành hoàn toàn từ việc in ván đen và in ván các màu, tranh Hàng Trống chỉ in các nét mặc đen rồi tô màu, thì tranh Kim Hoàng lại được in làm hai lần. Đầu tiên nghệ nhân đặt tấm giấy lên trên bề mặt ván in (kỹ thuật in ngửa giống như tranh Hàng Trống chứ không phải in sấp giống như tranh Đông Hồ), ấn nhẹ xuống, lần này được gọi là "in nhá" để trên tấm giấy xuất hiện những nét mực mờ, sau đó nghệ nhân dùng bút màu tô lên theo cảm hứng riêng của mình, cuối cùng mới đặt tấm tranh xuống, in thêm một lần nữa (gọi là "in đồ"), dùng xơ mướp khô xoa nhẹ để làm nổi bật rõ các đường nét.

Màu sắc của tranh Kim Hoàng thường dùng mực tàu và các loại màu sắc có nguồn gốc tự nhiên, được trộn với chất kết dính là keo da trâu, khác với tranh Đông Hồ là dùng hồ nếp. Màu trắng tạo ra từ thạch cao, phấn nghiền nhuyễn trộn với nước, màu xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm, màu đỏ lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ nước ép của cây dành dành. Màu sắc của tranh Kim Hoàng tươi tắn, rực rỡ và ấn tượng với những màu như đỏ hiên, đỏ điều, đỏ sen, vàng yến, qua thời gian vẫn giữ gìn được lâu bền sắc thắm buổi ban đầu, đặc biệt phù hợp với dòng tranh Tết.

Tranh Kim Hoàng không giống như tranh Hàng Trống (dùng màu và nước hòa quyện với nhau để tạo nên những khoảng đậm nhạt khác nhau) mà dùng màu thật đậm đặc, khỏe khoắn, nét đưa bút cũng mạnh mẽ và phóng khoáng, một phần là bởi người làm tranh cần phải chọn lối vẽ nhanh, bút pháp linh hoạt kiểu quen tay, để có thể hoàn thành được những bức tranh cho kịp thời gian, nhưng cũng không thể phủ nhận một lý do khác chính là thẩm mỹ của làng quê, coi trọng sự chắc khỏe, đơn giản, khúc chiết.

Ngoài giấy hồng điều làm nền và màu sắc cháy bừng mạnh mẽ, tranh Kim Hoàng còn có một đặc điểm độc đáo khác nữa, đó chính là thơ đề trên góc bức tranh và bùa trấn tà ma.