Gdp Việt Nam 2022 Bình Quân Đầu Người
GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay (Hình từ Internet)
Dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2024 – 2029
Dự báo mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2024 đến năm 2029 là từ 4622,54 USD lên đến 6542,78 USD vào năm 2029. Cụ thể GDP bình quân đầu người sẽ được dự đoán từng năm như sau:
Đây là con số thể hiện rõ sự tăng trưởng đồng bộ và tính toán dựa trên số liệu giữa các năm. Khẳng định về một sự phát triển kinh tế mang tính chất ổn định và có phần nổi bật so với các nước trong khu vực hiện nay.
Các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm trong nước
Căn cứ Điều 9 Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện:
- Tổng hợp, xử lý thông tin đầu vào đã được thu thập như sau:
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trực tiếp thu thập thông tin; tổng hợp thông tin từ bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước để biên soạn GDP, GRDP.
+ Bộ, ngành cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TKQG, Biểu 02/TKQG, Biểu 03/NLTS, Biểu 04/NLTS, Biểu 05/CNXD và Biểu 06/TMDV quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.
+ Tập đoàn, tổng công ty nhà nước cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TCT, Biểu 02/TCT, Biểu 03/TCT, Biểu 04/TCT, Biểu 05/TCT, Biểu 06/TCT, Biểu 07/TCT, Biểu 08/TCT, Biểu 09/TCT và Biểu 10/TCT quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.
- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi cả nước gồm:
+ Trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Trị giá dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.
- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.
- Hoàn thiện, giải trình kết quả tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GRDP sau khi thống nhất số liệu giữa trung ương và địa phương.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
Năm 2010: 1.628,01 USD nhưng đến năm 2014 đã tăng lên đến 2.566,85 USD. Đến cuối giai đoạn, năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.425,09 USD, sau đó tăng lên 3.548,89 vào năm 2020 và đạt 3.694,02 USD vào năm 2021.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2024
Theo số liệu thống kê thì chỉ số GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2024 lần lượt như sau:
Việt Nam không chỉ là nước có dân số đông mà còn chứng kiến quy mô GDP ngày càng mở rộng, nâng cao vị thế của quốc gia trong khu vực châu Á và trên toàn cầu.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2000
Trong giai đoạn 1990 - 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định từ mức 121,72 USD lên 358,66 USD vào năm 1995 và lên đến 498,58 USD vào cuối năm 2000. Sự gia tăng này phản ánh quá trình đổi mới kinh tế, cải cách thị trường và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của người dân.
Giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm. Trong giai đoạn 1996-2000, mặc dù đối mặt với khủng hoảng tài chính khu vực và thiên tai nghiêm trọng, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7%. Trung bình từ năm 1991-2000, GDP tăng trưởng 7,6% mỗi năm.
Đến năm 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 498,58 USD, đứng thứ 7 trong 11 quốc gia Đông Nam Á và xếp thứ 173 trong số 200 quốc gia trên thế giới.
GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay
Theo Tổng cục Thống kê tính đến năm 2023 quy mô nền kinh tế Việt Nam theo GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD . GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).
So sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam với các nước khác
Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 41 trong số 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới và thứ 5 tại Đông Nam Á về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 3.743 USD, đứng thứ 6 trong khu vực và thứ 124 toàn cầu. Trong khi đó, Singapore dẫn đầu Đông Nam Á với khoảng 66.263 USD, xếp thứ 8 thế giới.
Vào năm 2002, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ là 547 USD, xếp thứ 160/195 toàn cầu. Đến năm 2021, con số này đã tăng lên 3.743 USD, gấp 3,7 lần so với 19 năm trước.
Việt Nam đang tập trung vào phát triển kinh tế bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đến năm 2030, nước này hướng tới mục tiêu đạt GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD và trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại với thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, mục tiêu là trở thành quốc gia phát triển và có thu nhập cao.
Việt Nam là một quốc gia có chỉ số GDP tăng trưởng đều, ổn định. Điều này thể hiện sự phát triển kinh tế của cả nước và mức sống của người dân ngày một nâng cao. Thông qua chỉ số GDP qua các năm sẽ giúp chúng ta biết được những chiến lược kinh tế mà chính phủ đề ra đã đạt hiệu quả và đang từng bước đưa Việt Nam phát triển không ngừng.
GDP, GDP bình quân đầu người là gì?
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay còn gọi là Tổng sản phẩm trong nước.
Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.
Còn GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010
Năm 2001, Việt Nam có chỉ số GDP là 513,2 USD. Đến năm 2006 tăng trưởng lên 996,26 USD và đến 2010 thì chỉ số này là 1628,01 USD.
GDP của Việt Nam không ngừng tăng trưởng qua các năm
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Kinh tế trong giai đoạn 2001-2010 đã có sự tăng trưởng ổn định và ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân hàng năm đạt 7,2%. Những thành tựu này phản ánh sự phát triển đáng kể và ổn định của nền kinh tế trong thời kỳ này.
Nguyên tắc biên soạn và công bố GDP của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Theo Quyết định 1026/QĐ-TCTK năm 2015 nguyên tắc biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước được quy định như sau:
- Bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong việc biên soạn, công bố số liệu GDP và GRDP. Đáp ứng việc tiếp cận, khai thác, sử dụng số liệu GDP và GRDP dễ dàng, thuận tiện, bình đẳng.
- Bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống và tính kết nối ở tất cả các khâu: Thu thập thông tin đầu vào, biên soạn, công bố, phổ biến số liệu đầu ra và lưu trữ số liệu GDP và GRDP và các số liệu thống kê liên quan khác.
- Bảo đảm tính phù hợp giữa số liệu GDP và GRDP và các chỉ tiêu thống kê liên quan khác như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuế sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.
“GDP bình quân đầu người 95,6 triệu một năm, lương bình quân của người lao động 8,5 triệu một tháng, 102 triệu đồng năm, sao cao vậy, tôi chẳng tin, bởi vì xung quanh tôi đa số mọi người đều thấp hơn con số ấy”. Đấy là suy nghĩ của rất nhiều người sau khi nghe Tổng cục Thống kê công bố về số liệu GDP và GDP đầu người của Việt Nam năm 2022.
Với tư duy lấy thu nhập, mức lương của đa số tầng lớp lao động trong xã hội so với GDP đầu người rồi không tin con số GDP đầu người công bố thì chẳng có quốc gia nào trên thế giới theo nền kinh tế thị trường đáng tin cả.
Chúng ta hãy xem các số liệu năm 2022 của nước Mỹ, cường quốc số 1 thế giới (mức lương trung bình lấy theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ BLS, GDP đầu người theo IMF):
1) GDP bình quân đầu người là 75.197$, mức lương trung bình là 53.490$.
2) Tất cả các vị trí nghề trong các ngành kinh tế sau có lương trung bình thấp hơn GDP đầu người: Nông nghiệp (2/2), nghệ thuật (5/5), dịch vụ (18/18), dịch vụ khách hàng (5/5), bán lẻ (6/6), bất động sản (7/7), du lịch - khách sạn - nhà hàng (17/17), skilled trades (7/7), Social Care (3/3).
3) Các ngành sau có trên 74% vị trí nghề có mức lương trung bình thấp hơn GDP đầu người: Giáo dục và đào tạo (18/21), khoa học (23/31), sản xuất (14/15), thiết kế - kiến trúc (19/22), xây dựng (13/17), cơ khí (6/8), an ninh - an toàn (12/14), truyền thông & xuất bản (6/7), kế toán (12/13), hành chính (22/31), luật (23/31), vận tải - logistic (15/20)
4) Các ngành có mức lương trung bình cao nhất nước Mỹ (trên 50% nghề có mức lương trung bình cao hơn GDP đầu người): Dược (10/13, mức lương trung bình cao nhất là Giám đốc nhà thuốc 163.800$), y tế (64/128, mức lương trung bình cao nhất là bác sĩ giải phẫu thần kinh 428.300$), kỹ sư (19/32, mức lương trung bình cao nhất là kỹ sư Cloud 129.460$), IT (29/56, mức lương trung bình cao nhất là kiến trúc sư big data 145.600$).
5) Những nghề sau có mức lương trung bình cao nhất nước Mỹ (trên 340.000$ năm) theo thứ tự là các Bác sĩ: Phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật chỉnh hình, chuyên khoa tiêu hoá, X-quang can thiệp, chuẩn đoán hình ảnh, tiết liệu.
5) Mức lương trung bình năm của một số nghề điển hình: Giáo sư Đại học 128.370$, Tư vấn Tài chính 117.130$, Phó Giáo sư 80.570$, nghiên cứu Toán học 72.260$, Giáo viên THPT 51.640$, Thiết kế kiến trúc 54.660$, Thiết kế nội thất 61.234$, Thiết kế thời trang 66.300$, Tạo mẫu thời trang (54.790$), Nhà báo 42.360$, Phóng viên thời sự 42.500, Kế toán 44.300$, Phân tích tín dụng (Ngân hàng) 54.640$, Giao dịch viên Ngân hàng 27.081$.
6) Những nghề có mức lương trung bình năm thấp nhất, từ 21.000$ đến dưới 30.000$ năm (hơn, kém 1/3 GDP bình quân đầu người): Trợ giảng 24.200$, Bank Teller 27.081$, Trợ lý điều dưỡng 29.286$, Thu ngân 21.450$, Tạo mẫu tóc 22.300$, Makeup Artist 21.750$, Nail 25.050$, Dọn phòng khách sạn 26.750$, Gác cổng 24.500$.
Như vậy có thể thấy ngay rằng ở Mỹ, số nghề có mức lương trung bình chỉ bằng từ 1/3 đến một nửa GDP đầu người rất nhiều, nếu tính toán chi tiết thì số nghề có mức lương trung bình dưới 70% GDP bình quân đầu người chiếm đa số trong xã hội.
Vậy lý do tại sao đa số người lao động lại có mức lương chưa đến 70% GDP bình quân đầu người của quốc gia, trong khi theo logic thông thường thì lương cùa người lao động phải cao hơn mới đúng bởi đa số người lao động đều có thêm ít nhất 1 người sống phụ thuộc nữa.
Câu trả lời là do khâu phân phối thu nhập không đồng đều. Ở Mỹ: chỉ 1% người giầu nhất đã chiếm 32,1% tổng tài sản nước Mỹ, 2% người giàu nhất chiếm 50% tổng tài tài sản, còn 50% người thuộc nửa dưới của xã hội chỉ chiếm có 2% tổng tài sản, thậm chí gần đây chỉ còn có 0,4% tổng tài sản thôi.
Với thông tin trên thì tôi cho rằng tỷ lệ người lao động có mức lương năm thấp hơn GDP đầu người của Việt Nam thấp hơn Mỹ khá nhiều (Việt Nam dưới 95,6 triệu đồng năm, 7.966.700 đồng tháng; Mỹ dưới 75.197$ năm, 6.266$ tháng.
Điều đó đồng nghĩa rằng số người Mỹ thấy số tiền lương một năm của họ quá thấp so với GDP đầu người của quốc gia sẽ nhiều hơn số người Việt Nam có suy nghĩ tương tự.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, trong quý IV năm nay, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước.
Mức tăng trưởng này được đánh giá là cao hơn quý IV các năm 2012-2013 và 2020-2022, với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%).
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%, đóng góp 7,51% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,35%, đóng góp 42,58%; khu vực dịch vụ tăng 7,29%, đóng góp 49,91%.
Một góc thành phố Hà Nội (Ảnh: Mạnh Quân).
Về sử dụng GDP quý IV/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,86% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 53,18% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,21%, đóng góp 44,18%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,68%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,76%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 2,64%.
Tính chung, GDP năm 2023 ước tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023.
Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%).
Về sử dụng GDP năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,52% so với năm 2022, đóng góp 41,04% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 4,09%, đóng góp 26,64%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,33%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 32,32%.
Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10,22 triệu tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022). Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng từ năm 1990 đến 2024. Từ mức thấp chỉ vài trăm USD vào đầu thập kỷ 1990, nền kinh tế Việt Nam đã liên tục phát triển nhờ các chính sách cải cách, thu hút đầu tư nước ngoài và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người qua các năm không chỉ phản ánh sự gia tăng thu nhập mà còn thể hiện nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Cùng TOPI tìm hiểu về chỉ số GDP của Việt Nam qua các năm nhé.
GDP bình quân đầu người (Gross Domestic Product per capita) là chỉ số đo lường giá trị kinh tế bình quân mà mỗi người dân trong một quốc gia tạo ra trong một năm. Nó được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia cho tổng số dân của quốc gia đó. Chỉ số này không chỉ phản ánh sự gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất mà còn thể hiện mức sống trung bình của người dân trong xã hội.
Chỉ số GDP phản ánh sự phát triển của một quốc gia
GDP bình quân đầu người thường được sử dụng rộng rãi để so sánh mức độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nhau. Nó cũng được sử dụng để theo dõi sự phát triển kinh tế của một quốc gia theo thời gian.