Laocaitv.vn - Được khởi công vào năm 1901, tới năm 1910, tuyến đường sắt Điền - Việt, một trong những công trình khó khăn nhất trong lịch sử thế giới cận đại được khánh thành. Ngay từ ngày đầu hình thành, tuyến đường sắt này đã tạo ra diện mạo mới cho vùng biên ải xa xôi của hai nước Việt - Trung. Kỷ niệm 115 năm thành lập tỉnh Lào Cai, chúng ta hãy cùng hồi tưởng về tuyến đường sắt Điền - Việt đã hơn 100 năm tuổi.

Cà phê vẫn “đắng” trong quý 3/2023

Lại thêm một kỳ kinh doanh mà các doanh nghiệp cà phê trên sàn chứng khoán lại tiếp tục ngậm vị “đắng”.

Theo dữ liệu VietstockFinance ghi nhận từ BCTC quý 3/2023 của 5 doanh nghiệp cà phê trên sàn chứng khoán, tổng lỗ trong kỳ là hơn 6 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước cũng âm gần 3 tỷ đồng. Chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp có lãi trong quý 3, còn lại 4 doanh nghiệp đều thua lỗ.

Sau 9 tháng, 5 doanh nghiệp lỗ ròng lên đến 17 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 13.1 tỷ đồng.

Quý 3/2023, lỗ lớn nhất là Cà phê Gia Lai (FGL) với hơn 3 tỷ đồng. 3 năm gần đây, tính từ năm 2020, FGL luôn lỗ, trừ quý 4/2021 lãi được 9.6 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm 2023, FGL lỗ 9.5 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 9.2 tỷ đồng.

FGL cho biết, trong 9 tháng đầu năm, Công ty vẫn chưa thu được doanh thu bán cà phê nhân xô, do thời gian thu hoạch cà phê nhân xô của Công ty từ tháng 10 - 12/2023. Trong khi, toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp gần 3.8 tỷ đồng và chi phí tài chính (lãi vay các hợp đồng vay vốn cá nhân và doanh nghiệp) 5.7 tỷ đồng kết chuyển vào lỗ. Mặt khác, Công ty cũng không có doanh thu bán chuối do dự án kém hiệu quả và đã thanh lý từ cuối năm 2022.

Cà phê Thắng Lợi (CFV) có quý lỗ đầu tiên trong năm với 1.8 tỷ đồng, khi doanh thu trong kỳ rơi đến một nửa - còn chưa đầy 85 tỷ đồng. Công ty cho biết, giá cà phê trong nước tăng đột biến, việc thu mua cà phê gặp trở ngại, dẫn đến lượng hàng xuất khẩu giảm. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty lãi ròng 724 triệu đồng, giảm 61%.

CFV thời gian qua gặp mâu thuẫn với người nhận khoán. Ngày 17/08/2023, đại diện người nhận khoán (khoán vườn cây) tại CFV đã tập trung kiến nghị xác định nguồn gốc của 616.4 ha đất mà bà con đang liên kết với Công ty; đồng thời, người dân nhận khoán có nguyện vọng muốn Công ty bàn giao lại phần đất này về cho địa phương quản lý. Sau đó, địa phương xem xét cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân để người dân yên tâm sản xuất, đóng thuế cho Nhà nước.

Người nhận khoán cũng yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra công tác cổ phần hóa tại Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi, do cho rằng quá trình cổ phần hóa công ty có nhiều điểm chưa được công khai, minh bạch, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người nhận khoán... Ngày 14/09, UBND tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc, thanh tra toàn diện CFV.

Trở lại với kết quả kinh doanh, Cà phê Phước An (CPA) là doanh nghiệp tiếp theo trong danh sách lỗ quý 3 với hơn 1.4 tỷ đồng, đánh dấu 9 quý liên tiếp lỗ ròng, kể từ quý 3/2021. Sau 9 tháng, Công ty lỗ gần 9 tỷ đồng.

CPA cũng là doanh nghiệp có vấn đề trong việc giao nhận khoán. Ngày 07/12 tới đây, ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 của Công ty dự kiến thông qua phương án xử lý đối với 255.32 ha vườn cây cà phê của Công ty tại vùng An Thuận để thanh lý thu hồi vườn cây.

Minh Khang Capital Trading Public (CTP) có quý lỗ đầu tiên trong năm nay với 134 triệu đồng, cùng kỳ lãi 129 triệu đồng. Nhờ 2 quý trước có lãi (quý 1 lãi 232 triệu đồng, quý 2 lãi 87 triệu đồng) mà sau 9 tháng, Công ty lãi gần 185 triệu đồng, giảm 44%.

Như “cá hồi vượt thác”, Cà phê Petec (PCF) có cú lội ngược dòng - lãi 108 triệu đồng trong quý 3, trong khi cùng kỳ lỗ 39 triệu đồng. Sau 9 tháng, PCF lãi hơn 540 triệu đồng, giảm gần 4%.

Nhà sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu tại Việt Nam là Vinacafé Biên Hòa (VCF) có lãi lớn. Quý 3/2023, doanh thu bán các sản phẩm cà phê rang xay, hòa tan; ngũ cốc dinh dưỡng, ngũ cốc dế mèn của Công ty đi ngang so với cùng kỳ, đạt hơn 549 tỷ đồng; nhờ giá vốn hàng bán giảm, VCF có lãi gộp tăng 29%, gần 125 tỷ đồng.

Sau khấu trừ các chi phí, VCF lãi ròng 112 tỷ đồng, tăng 50%, đánh dấu 2 quý liên tiếp tăng trưởng. Lũy kế 9 tháng, VCF thu về 307 tỷ đồng lãi ròng, tăng 45%.

Kết thúc niên vụ 2022 - 2023 (từ 10/2022 - 09/2023), xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 1.66 triệu tấn (tương đương hơn 27.7 triệu bao loại 60kg/bao), giảm 4.5% so với niên vụ trước. Đây là thông tin được ông Đỗ Xuân Hiền - Chánh Văn phòng Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết tại Hội nghị Tổng kết niên vụ cà phê 2022 - 2023 và phương hướng nhiệm vụ niên vụ 2023 - 2024.

Dù giá cà phê năm 2023 tăng cao, nhưng trước đó, nhiều diện tích cà phê đã chuyển đổi để trồng sầu riêng, cây ăn trái do những năm trước giá cà phê xuống quá thấp, nông dân chưa đầu tư nhiều cho cây cà phê (trừ các công ty cà phê và một số hợp tác xã). Mặt khác, yếu tố biến đổi khí hậu, nhất là hiện tượng El Niño gây khô hạn, ảnh hưởng lớn đến sản lượng cà phê robusta cả nước.

Diễn biến giá cà phê robusta (USD/tấn)

Sản lượng giảm khiến lượng cà phê xuất khẩu giảm từ 08/2023. Theo ông Hiền, tháng 10/2023 - tháng đầu tiên của niên vụ mới, cả nước xuất khẩu 43,725 tấn, so với cùng kỳ chỉ đạt 54%. Tổng cà phê xuất khẩu 10 tháng đầu năm gần 1.3 triệu tấn với kim ngạch gần 3.3 tỷ USD, giảm gần 11% về lượng và 1.2% về kim ngạch.

VICOFA dự báo, niên vụ cà phê 2023 - 2024 sản lượng giảm 10%; do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích trồng xen tăng, người nông dân sẽ đầu tư vào các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, cây ăn trái. Song song đó, giá cà phê đang có xu hướng giảm nên một số vùng có hiện tượng hái xanh, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cà phê đầu niên vụ. Trong báo cáo hồi tháng 6, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo sản lượng cà phê robusta Việt Nam đạt khoảng 30.2 triệu bao cho niên vụ mới 2023 - 2024, tăng hơn 5%.

Về sản lượng cà phê toàn cầu, USDA ước tính sản lượng có thể đạt hơn 174 triệu bao, tăng khoảng 3% so với niên vụ trước. Trong đó, sản lượng arabica dự kiến tăng 7%, lên 96 triệu bao; robusta dự kiến giảm 2%, về 78 triệu bao.

Tiêu thụ thế giới có thể đạt 170 triệu bao, tăng nhẹ 1% so với vụ trước. Với dự báo của USDA, thế giới ước tính thặng dư 4 triệu bao niên vụ 2023 - 2024

Nhằm giúp người dân hiểu hơn về những dấu mốc, bước ngoặt quan trọng của thành phố từ thời kỳ phong kiến triều Nguyễn đến giai đoạn phát triển ngày nay, từ ngày 29-8 đến hết ngày 12-9 tại Trung tâm Hành chính thành phố (cửa số 3), Sở Nội vụ phối hợp Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước) tổ chức triển lãm về Đà Nẵng xưa và nay, cùng quá trình vươn lên của thành phố qua gần 200 tài liệu, hình ảnh lần đầu tiên công bố.

Đến dự triển lãm “Từ Cửa Hàn hướng đến thành phố đáng sống”, tôi như lạc vào câu chuyện thời cuộc của thành phố với lối thiết kế độc đáo chia thành từng mảng giấy lớn đa dạng màu sắc, tuần tự nối tiếp nhau, chú mục rõ ràng. Qua gần 200 tài liệu lưu trữ, triển lãm “Từ Cửa Hàn hướng đến thành phố đáng sống” chia thành 2 chủ đề “Đà Nẵng xưa” và “Đà Nẵng nay”.

Nếu “Đà Nẵng xưa” giới thiệu chi tiết về tài liệu và hình ảnh giai đoạn từ triều Nguyễn đến năm 1975 với Đài Điện Hải, Cảng Đà Nẵng, Đà Nẵng chống quân xâm lược phương Tây, Nhượng địa Pháp, Đà Nẵng dưới sự quản lý của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính quyền Quốc gia Việt Nam và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì “Đà Nẵng nay” lại khắc họa rõ nét toàn cảnh sự kiện Đà Nẵng giải phóng ngày 29-3-1975.

Hòa bình lập lại, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, bắt tay vào khắc phục những hậu quả nặng nề sau hai cuộc chiến tranh và tổ chức lao động sản xuất. Tiếp đến, trong gần 30 năm thành phố trực thuộc Trung ương, chính quyền và nhân dân thành phố đồng lòng triển khai nhiều quyết sách quan trọng, mang lại sự phát triển cho thành phố đến nay với danh hiệu thành phố đáng đến, đáng sống trong khu vực và thế giới.

Liên tục đưa chiếc điện thoại đã cũ chụp liên hồi các tài liệu lưu trữ tại triển lãm, ông Huỳnh Văn Liên (65 tuổi, phường Thanh Bình, quận Hải Châu) đi cùng cháu gái Huỳnh Bích Ngọc (21 tuổi) bày tỏ, để Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại thì những quyết sách đột phá của các cấp lãnh đạo qua các thời kỳ như “5 không”, “3 có” và “4 an” đã góp phần đánh dấu sự đổi thay lớn của thành phố. “Tôi mong rằng, không những thế hệ tôi mà ngay cả lớp trẻ cũng hiểu tường tận về quá khứ, từ đó nhìn nhận sức sống hiện tại để trân quý, giữ gìn, ra sức học tập và làm việc để xây dựng thành phố giàu đẹp hơn”, ông Liên hy vọng. Với Bích Ngọc, được đọc, được chiêm ngưỡng những tài liệu về thành phố từ quá khứ cho đến hiện tại, từ mảnh đất nhượng địa cho đến khi giải phóng và những đổi thay hôm nay khiến Ngọc thêm phần tự hào nơi mình sinh ra và lớn lên.

Ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, buổi triển lãm chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2024). “Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay, sau gần 30 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc, từng bước khẳng định vị thế của đô thị văn minh, hiện đại tại khu vực miền Trung và cả nước. Tôi mong rằng, buổi triển lãm sẽ đưa người xem hồi tưởng lại Đà Nẵng xưa và nay, cùng quá trình vươn mình của thành phố thông qua 200 tài liệu lưu trữ”, ông Đồng cho hay.

Chia sẻ tại buổi triển lãm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng nối hai đầu đất nước và được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế từ địa hình cho đến khí hậu với các tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, đi cùng lợi thế thì Đà Nẵng cũng có nhiều thách thức. Đến nay, qua các biến động thời cuộc, Đà Nẵng có nhiều thay đổi, đa dạng sắc màu và trở thành trung tâm phát triển về du lịch, khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế… trên cả nước.

“Triển lãm vừa là sự kiện chính trị vừa là sản phẩm văn hóa có ý nghĩa, khơi gợi niềm tự hào của người dân nơi đây cũng như cả nước về thành phố Đà Nẵng xinh đẹp, căng tràn sức sống. Thời gian đến, mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử và cùng nhau vun đắp, góp phần, xây dựng Đà Nẵng ngày phát triển và thật sự là thành phố đáng sống”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng khẳng định.