Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 33/2014/NĐ-CP, Thanh tra Bộ Quốc phòng là cơ quan của Bộ Quốc phòng, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng;

Theo quy định của Luật Quốc phòng, tiềm lực quốc phòng là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 quy định:

Theo đó, theo quy định của Luật Quốc phòng hiện hành, tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần ở trong nước và ngoài nước có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Theo quy định của Luật Quốc phòng, tiềm lực quốc phòng là gì? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có phải là chức vụ cơ bản của sĩ quan quân đội không?

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có phải là chức vụ cơ bản của sĩ quan không?

Căn cứ tại Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định:

Theo đó, chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:

- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

- Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;

- Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

- Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;

- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là một trong những chức vụ cơ bản của sĩ quan.

Có bao nhiêu cơ cơ quan thanh tra quốc phòng?

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 33/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Như vậy, cơ cấu tổ chức thanh tra quốc phòng gồm các cơ quan sau đây:

- Thanh tra Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);

- Thanh tra quốc phòng quân khu;

- Thanh tra Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục;

- Thanh tra quốc phòng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Thanh tra quốc phòng Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh; Thanh tra quốc phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh);

- Thanh tra quân đoàn, binh chủng và tương đương.

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dưới đây là danh sách các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) mà trước đây được biết đến với tên gọi Tổ chức Quân sự Quốc gia (tiếng Anh: National Military Establishment). Trách nhiệm chính của nó là kiểm soát các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Được thành lập vào năm 1947 và hiện bao gồm ba thành phần lớn - Lục quân, Hải quân và Không quân - và có một đội ngũ nhân viên quân sự 1.418.542 người.[1] (553.044 Lục quân; 329.304 Hải quân; 202.786 Thủy quân lục chiến và 333.408 Không quân). Đứng đầu Bộ Quốc phòng là Bộ trưởng Quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng hiện nay là Chuck Hagel.

Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là gì?

Căn cứ tại Điều 20 Luật Quốc phòng 2018 quy định:

Theo đó, quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là:

- Căn cứ vào quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự.

- Người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có chiến sự phải chấp hành mệnh lệnh đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Quốc phòng là gì?

Cụ thể tại Điều 11 Nghị định 33/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Quốc phòng như sau:

- Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ Quốc phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng;

+ Chỉ đạo công tác, hướng dẫn, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ Thanh tra quốc phòng các cấp; tham gia quản lý, sử dụng cán bộ thanh tra ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;

+ Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Quốc phòng báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng;

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng;

+ Thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, thông tin, báo cáo, nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu nghiệp vụ về công tác thanh tra quốc phòng.

- Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Thanh tra hoặc phối hợp với Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn, kế hoạch nhà nước về quốc phòng; các quy định quản lý về quốc phòng, chuyên môn - kỹ thuật đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng;

+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn, kế hoạch nhà nước về quốc phòng, các mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng; thanh tra đối với các doanh nghiệp trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập;

+ Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao;

+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng khi cần thiết.

- Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

- Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.