Đại Dương Xanh Không Phải Của Riêng Ai Tiếng Trung
Tình trạng “chán đi làm” kèm theo nhiều triệu chứng như Thứ 2 buồn chán (Blue Monday) và Ơn giời thứ 6 đây rồi (TGIF) bấy lâu nay vẫn thường được lan truyền trong cộng đồng dân công sở như sự mặc định cho một cơ số người đi làm … có thâm niên. Dù rằng nó không mấy tích cực nhưng lại tồn tại rất phổ biến và hiển nhiên, và khi có ai đó nói rằng họ không bao giờ thấy chán thì xem chừng có vẻ … bất thường! Tình trạng chán đi làm có lẽ không phải của riêng ai, nhất là đối với nhân viên văn phòng, ngày làm việc 8 tiếng lặp đi lặp lại.
Chia sẻ với đồng nghiệp đáng tin cậy
Đừng nghĩ đến công ty chỉ để làm việc, những lúc mệt mỏi bạn có thể than thở một chút với những người đồng nghiệp thân thiết. Đồng nghiệp chính là người hiểu rõ những bế tắc trong công việc của bạn còn hơn cả gia đình, họ có thể là “bác sĩ tâm lý 8/24” cho bạn những lời khuyên thực tế nhất.
Đặc biệt, bạn hãy ngước mặt lên nhìn xung quanh văn phòng; và bất cứ khi nào bạn bắt gặp một ánh mắt của đồng nghiệp hướng về phía mình thì đừng quên nở một nụ cười với họ thay vì chỉ “cắm mặt” vào laptop hay sổ sách.
Nếu áp lực công việc của bạn đến từ sếp, đồng nghiệp thì hãy mạnh dạn chia sẻ và tìm cách giải quyết sớm nhất trước khi năng suất làm việc giảm sút và tâm trạng của mình trở nên tồi tệ. Đôi khi những căng thẳng bạn đang đối mặt đến từ việc trao đổi thông tin, cách sắp xếp công việc mà thôi nên đừng ngần ngại mở lòng nhé!
Nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa
Nếu tất cả những phương pháp trên không thể giúp bạn cảm thấy khá hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Chứng trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc và liệu pháp điều trị tâm lý kịp thời. Lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia sẽ giúp bạn nhanh cảm thấy tốt hơn, và công việc của bạn sẽ trở nên dễ quản lý hơn rất nhiều.
Tam Vinh Producer, VPROD Publishing