Công Nghiệp 4.0
Công nghiệp 4.0 là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kết hợp các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo, máy học, internet vạn vật, điện toán đám mây, robot, thực tế ảo... để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất, kinh doanh và quản lý.
Công nghiệp 4.0 tác động như thế nào đến người lao động?
Công nghiệp 4.0 là một quá trình kết hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất, kinh doanh và quản lý. Công nghiệp 4.0 có tác động tác động đến người lao động trong những vấn đề như sau:
- Công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, đòi hỏi cao về kiến thức, kỹ năng, sáng tạo và khả năng thích ứng với các công nghệ mới. Người lao động có thể tận dụng các công cụ số để hỗ trợ công việc, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Đồng thời, công nghiệp 4.0 cũng gây ra sự biến động, không chắc chắn và cạnh tranh cao trong thị trường lao động. Người lao động có thể bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập do sự thay thế của máy móc, robot và trí tuệ nhân tạo. Người lao động phải liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức và kỹ năng để không bị bỏ lại phía sau.
- Công nghiệp 4.0 thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng của lao động vật chất và tăng tỷ trọng của lao động trí tuệ. Người lao động phải có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, trao đổi thông tin và kiến thức với các bên liên quan trong và ngoài tổ chức.
- Công nghiệp 4.0 tác động đến điều kiện làm việc, quyền lợi và lợi ích của người lao động. Người lao động có thể làm việc linh hoạt, từ xa, theo dự án hoặc theo kết quả. Người lao động cũng có thể được hưởng các chính sách tiền lương bảo đảm đời sống và có tích lũy từ tiền lương; mở rộng cơ hội cho công nhân mua cổ phần trong doanh nghiệp; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Người lao động được nhận mức lương cơ bản như thế nào?
Lương cơ bản có thể hiểu là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.
Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:
* Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:
Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.
Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.
+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.
+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.
+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.
* Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Cách mạng công nghiệp 4.0 như một luồng gió mới giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, vươn mình ra thế giới. Cụ thể, các công nghệ 4.0 trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này đem đến cho các doanh nghiệp, tổ chức cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, một cách không tưởng. Vậy công nghệ 4.0 thực chất là gì? Đâu mới là công nghệ trụ cột của thời kỳ 4.0?vv… Thì những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? 3 công nghệ trụ cột của thời kỳ 4.0
Công nghệ 4.0 Là gì? Một trong những cụm từ được nhắc đến khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ, định nghĩa chi tiết chúng là gì.
Công nghệ 4.0 là tên gọi được bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Từ cuộc công nghệ 4.0 nhiều phát minh công nghệ mới trong các lĩnh vực như vật lý, kỹ thuật số, sinh học,… ra đời. Một số sản phẩm tiêu biểu như robot, trí tuệ nhân tạo (AI) , Internet vạn vật (IoT), Công nghệ sinh học, công nghệ in 3D, xe tự lái, và công nghệ nano.
Trong đó, những yếu tố chủ chốt của Kỹ thuật số sẽ là: AI(Trí tuệ nhân tạo), Internet of Things (Vạn vật kết nối) và dữ liệu lớn (Big Data),… Công nghệ 4.0 chủ yếu tập trung về kết nối, tự động hóa, máy móc và dữ liệu. Tác động trực tiếp đến tất cả ngành nghề và các lĩnh vực hiện nay, từ kinh tế, giáo dục, sản xuất,…
Trong đó, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư còn được gọi là công nghiệp 4.0 . Một trong những cuộc cách mạng đưa đến hàng loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức ở lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý, sinh học và tác động đến tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, ngành công nghiệp và nền kinh tế.
Ngoài ra, công nghiệp 4.0 còn là cuộc cách mạng hóa cải cách toàn bộ doanh nghiệp bên cạnh việc tập trung vào sự phát triển của công nghệ và công cụ mới để giúp cải thiện hiệu quả sản xuất.
Internet of Things – Vạn vật kết nối
Internet of Things là thế giới vạn vật kết nối Internet hay mạng lưới thiết bị kết nối với Internet, trong đó mỗi vật, mỗi người đều có định dạng riêng và tất cả đều có thể trao đổi, truyền tải thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần sự tương tác trực tiếp người với máy tính hay giữa người với người. Vạn vật kết nối (IoT) phát triển dựa trên công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Hay nói một cách đơn giản hơn đó là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để từ đó thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
Internet of Things – Vạn vật kết nối là gì?
IoT giúp hầu hết các ngành nghề hiện nay phát triển hơn từ giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, y tế,… nhờ sự kết nối linh hoạt của mạng lưới IoT. Một tác động tích cực qua đời sống, công việc thông qua nhiều ứng dụng:
Lợi ích của IoT cho doanh nghiệp phụ thuộc vào cách triển khai cụ thể. Đặc biệt là doanh nghiệp nên có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu hơn về các sản phẩm của chính họ bên cạnh hệ thống nội bộ của riêng họ và khả năng thay đổi lớn hơn.
Các nhà sản xuất đang tiến hành đưa các cảm biến vào các thành phần của sản phẩm, để nó có thể truyền lại dữ liệu về cách chúng hoạt động. Việc này sẽ giúp các công ty phát hiện ra khi một thành phần có khả năng lỗi; và trao đổi nó trước khi nó gây ra thiệt hại. Các công ty cũng có thể sử dụng dữ liệu do các cảm biến này tạo ra để làm cho hệ thống và chuỗi cung ứng của họ hiệu quả hơn.
Lợi ích – Ứng dụng của Internet of Things
Internet vạn vật (IoT) hứa hẹn sẽ làm phương tiện của chúng ta thông minh hơn, dễ đo lường hơn và tốt hơn.
Có thể thấy các cảm biến có thể giúp con người hiểu được môi trường của chúng ta ồn ào hay ô nhiễm như thế nào. Thay đổi cách chúng ta xây dựng và quản lý không gian công cộng.
Big data là tài sản thông tin với khối lượng dữ liệu cực lớn, phong phú, đa dạng với tốc độ cao, yêu cầu phải có công nghệ mới, để có thể xử lý nhanh và hiệu quả (tối ưu hóa được dữ liệu và khám phá được các yếu tố quan trọng ẩn dấu sâu trong dữ liệu). Từ đó, giúp đưa ra được các quyết định kịp thời và có hiệu quả.
Ra quyết định tốt hơn: Thúc đẩy quá trình ra quyết định, công ty xem xét xem xử lý dữ liệu trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Phân tích nhu cầu của khách hàng theo xu hướng thị trường,… giúp cho quá trình ra quyết định tốt hơn.
Tạo ra sự cải tiến tốt hơn: Big Data cho phép sự tự do để đạt được những điều không tưởng. Đồng thời giúp phân tích ý kiến khách hàng, cung cấp những thông tin về những gì họ đang thiếu và những điều cần lưu ý trước khi phát triển, đừa sản phẩm mới. Điều này sẽ giúp họ phát triển các sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng.
Trong lĩnh vực giáo dục: Quản lý dữ liệu liên quan đến học sinh. Phân tích khả năng của một học sinh thông qua dữ liệu có sẵn giúp các giáo viên lên kế hoạch giảng dạy tốt hơn.
Big Data trong tối ưu giá sản phẩm: Big Data để tối ưu mức giá mà họ đưa ra cho khách hàng. Thông qua việc phân tích được giá mang lại lợi nhuận tối đa cho họ trong các viễn cảnh kinh doanh khác nhau.
Big Data trong công cụ đề xuất: Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn khi người ta có thể lựa chọn những thứ mình thích. Ví dụ: Trong việc mua sắm trực tuyến. Họ phân tích dữ liệu của mỗi khách từ đó đưa ra các đề xuất theo đó. Tất cả đều dựa trên các hành vi gần nhất của họ khi ghé thăm các nền tảng trước và các hoạt động thời gian thực của họ. Ngoài ra, các đề xuất được đưa ra dựa trên việc so sánh giữa các sản phẩm khách hàng đã tìm kiếm hay thường mua.
Big Data trong ứng dụng cứu sinh trong ngành y tế: Giúp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và chất lượng cho bệnh nhân dựa trên hồ sơ điện tử về sức khỏe của họ. Thông qua phân tích dữ liệu sẽ cho phép tìm ra cách chữa trị tốt với căn bệnh bằng cách nhận ra các kết nối không xác định và các mẫu ẩn
Big Data giúp nâng cao hệ thống ngân hàng kĩ thuật số, phát hiện các hoạt động gian lận và báo cáo cho các chuyên viên liên quan để đảm bảo an ninh cho ngân hàng.
Ngoài ra, Big Data giúp phân tích và xác định các địa điểm tập trung nhu cầu của khách hàng tiềm năng để đề xuất lập chi nhánh mới, dự đoán kinh phí trước
Big Data giúp đánh giá các triệu chứng và xác định nhiều bệnh ở giai đoạn đầu, lưu giữ các hồ sơ, lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ một cách hiệu quả. Dự báo trước các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm.
Xác định được hướng điều trị, giúp cải thiện quá trình chăm sóc sức khỏe. Theo dõi tình trạng bệnh nhân và gửi báo cáo, tình trạng sức khỏe cho các bác sĩ liên quan hay cần có mặt của bác sỹ.
Big Data sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường
Phân tích hành vi, sở thích, sự quan tâm của khách hàng, giúp cho nhà quản lý hiểu hơn về đối tượng khách hàng để cung cấp các sản phẩm theo đúng xu hướng và nhu cầu thị trường.
Giúp nhà quản lý xác định được sản phẩm nào đang được quan tâm nhiều nhất từ đó tối ưu thời gian hiển thị hay tự gửi mã ưu đãi cho những sản phẩm mà khách hàng bỏ vào giỏ hàng nhưng chưa mua.
Khi ứng dụng Big Data, doanh nghiệp sử dụng Digital Marketing có thể xác định nhóm đối tượng mục tiêu trên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, có thể cá nhân hóa mọi hoạt động tìm kiếm trên Google, Email Marketing, hiển thị quảng cáo phù hợp cũng như giúp tạo báo cáo chi tiết sau mỗi chiến dịch quảng cáo.
Bên cạnh đó Big Data còn ứng dụng trong các ngành bán lẻ, ngành công nghiệp, giáo dục đào tạo,….
Tóm lại, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta. Nó mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội mới đồng thời nó cũng mang lại vô vàn thách thức và khó khăn.
Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh công nghệ 4.0 – Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp
Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu ở Việt Nam. Nhờ chứa thành phần tự nhiên quý saponin, sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, loài cây này đã trở thành đối tượng bị sử dụng và khai thác tràn lan, dẫn đến số lượng cá thể tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn gen quý, đồng thời tạo áp lực cho ngành dược liệu nước ta hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các thành tựu chính đã đạt được trong nghiên cứu về sâm Ngọc Linh hiện nay, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.