Chồng Nên Ăn Gì Để Dễ Thụ Thai
Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường hay ăn gì cho dễ sinh… là băn khoăn của không ít mẹ bầu. Hello Bacsi mách bạn các thực phẩm có thể hỗ trợ kích thích sinh nở hiệu quả nhằm giảm thiểu nguy cơ phải sinh con bằng phương pháp mổ.
Uống nước lá tía tô giúp chuyển dạ nhanh
Tia tô có mùi thơm, vị cay và tính ấm được coi là một vị thuốc có nhiều tác dụng trong Đông y và là một loại gia vị quen thuộc trong cuộc sống. Các mẹ bầu có thể dùng lá tía tô thì sẽ có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp qua đó giúp cho cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, các mẹ bầu chỉ nên uống nước lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ thì sẽ giúp tử cung mở nhanh hơn. Đặc biệt lưu ý, không nên uống quá quá nhiều để tránh bị tăng huyết áp ảnh hưởng tới cả bé và mẹ.
Giải đáp thắc mắc: Ăn gì để dễ sinh thường?
Thực tế, chế độ ăn khi mang thai đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho mẹ bầu khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở tự nhiên. Do đó, để trả lời cho câu hỏi như ăn gì để dễ sinh thường, ăn gì cho dễ đẻ, ăn gì để nhanh chuyển dạ, bạn hãy tham khảo các thông tin sau:
Điều kiện để sản phụ được phép sinh thường
Sinh thường là quá trình thai nhi được ra ngoài qua ống sinh sản của người mẹ, đây là biện pháp sinh đẻ tự nhiên. Ngày nay theo sự phát triển của y học, các mẹ có nhiều sự lựa chọn về biện pháp sinh đẻ hơn nhưng sinh thường vẫn luôn được ưu tiên vì sự an toàn và tốt cho cả em bé lẫn mẹ.
Tuy nhiên, để thực hiện biện pháp sinh thường thì sản phụ cần phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
Sức khỏe sản phụ đảm bảo: Đây là điều kiện đầu tiên để quyết định sản phụ nên sinh thường hoặc sinh mổ. Sản phụ cần có sức khỏe tốt, có thể rặn đẻ và cung cấp đủ oxi cho em bé trong quá trình sinh. Trường hợp nếu sản phụ mắc các bệnh về tim mạch, tiền sản giật, máu khó đông,... thì nên chọn biện pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Sức khỏe thai nhi ổn định: Thai nhi cần phải có sức khỏe tốt và ổn định để vượt cạn cùng mẹ. Mặc khác nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ, sa dây rốn, suy thai,.. thì cần chọn biện pháp mổ để an toàn.
Thai nhi ở ngôi thai thuận: Điều kiện cần thiết để sinh thường là thai nhi nằm ở ngôi thuận. Điều này có nghĩa là trục dọc của thai nhi song song với trục dọc của mẹ, đầu nằm em bé ở phía dưới còn mông hướng về phía ngực của mẹ. Như vậy, em bé có thể chào đời thuận lợi. Còn nếu phôi thai ngang thì em bé không thể sinh thường và cần có sự giúp đỡ của bác sĩ.
Cổ tử cung mở đủ rộng: Khi sản phụ chuyển dạ thì cổ tử cung sẽ mở dần đến 10cm để em bé có thể chào đời. Những trường hợp sản phụ đau đẻ nhưng cổ tử cung không mở thì nên chọn biện pháp mổ để an toàn cho em bé và sản phụ.
Căn nặng thai nhi đạt chuẩn: Đây là yếu tố khá quan trọng khi sản phụ sinh thường. Nếu cân nặng của thai nhi đạt chuẩn sẽ giúp sản phụ sinh thường thuận lợi hơn. Còn nếu thai nhi có cân nặng lớn hơn 4000g sẽ gây khó khăn cho sản phụ khi chuyển dạ.
Các hình thức vận động nhẹ nhàng
Ngoài việc đi tìm lời đáp cho băn khoăn ăn gì dễ sinh, nhiều mẹ bầu cũng quan tâm đến việc tập gì cho dễ đẻ. Đi bộ và bơi lội là các hình thức vận động nhẹ nhàng mà các bác sĩ sản khoa thường khuyến khích mẹ bầu thực hiện khi mang thai.
Đi bộ là hình thức tập luyện rất tốt cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể đi bộ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 30 phút. Việc đi bộ trong thai kỳ không chỉ giúp giảm nguy cơ táo bón, huyết áp cao mà còn giúp ổn định tâm trạng, tăng sự dẻo dai.
Trong khi đó, bơi lội khi mang thai là biện pháp giúp mẹ bầu giữ dáng và chuẩn bị sức khỏe cho việc sinh nở. Bơi lội giúp mẹ bầu tăng cường sức mạnh cơ bắp, ngăn ngừa tình trạng chấn thương cơ bắp, điều chỉnh nhịp tim… giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Bênh cạnh đó, bạn có thể tập một số bài như: kegel, squat, yoga cho bà bầu… Theo kinh nghiệm sinh thường dễ dàng của nhiều bà bầu, thực hành các bài tập này thường xuyên trong suốt thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu năng động mà còn tăng sức bền, sự dẻo dai để vượt cạn tốt hơn.
Uống nước rau húng quế để dễ sinh hơn
Rau húng quế là một loại rau gia vị thường được ăn kèm với nhiều món ăn trong bữa cơm hằng ngày. Còn ra rau húng còn có tác dụng giúp các mẹ bầu dễ sinh. Gần ngày sinh, khoảng từ tháng 38 thai kỳ, các mẹ có thể uống nước rau húng quế để kích thích sinh thường.
Rau này có tác dụng giúp cổ tử cung co bóp chuyển dạ nhanh chóng, dễ dàng hơn và làm giảm bớt thời gian rặn sinh. Tuy nhiên, khi dùng các mẹ nên để ý đến liều lượng vừa phải tránh dùng quá nhiều dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến sinh non.
Ăn rau lang/ rau khoai cho dễ sinh
Trong rau lang có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B6, vitamin C, thiamin và riboflavin. Mặc khác, rau lang lại chứa nhiều chất xơ, không chứa cholesterol và có tính nhuận tràng, giúp ngăn ngừa táo bón thai kỳ cho mẹ bầu.
Ngoài ra, rau lang còn có tác dụng giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, từ đó thúc đẩy thời gian lâm bồn và giúp dễ dàng sinh nở hơn. Ngoài giúp các mẹ dễ sinh thường thì rau lang còn giúp các mẹ phòng ngừa các bệnh như huyết áp thai kỳ, thanh lọc giải độc và lợi sữa.
Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều. Bởi vì rau lang có tính nhuận tràng cao, có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, thừa canxi, sỏi thận,... Như vậy nếu ăn quá nhiều sẽ dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Đồng thời, không nên ăn rau lúc đói vì dễ làm nóng bụng, ợ chua và không tiêu hóa được. Một số món ăn từ rau lang hấp dẫn mà các mẹ có thể tham khảo như rau lang xào tỏi, rau lang nấu canh, rau lang luộc,...
Bà bầu ăn gì để dễ sinh theo lời khuyên của chuyên gia?
Theo các bác sĩ sản khoa, nếu trước và trong thời gian mang thai, phụ nữ có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đúng cách sẽ gia tăng cơ hội sinh thường. Trong việc ăn uống, các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ bầu nên thực hiện các điều sau:
Một số bí quyết giúp dễ sinh thường hơn
Ngoài quan tâm đến ăn gì dễ đẻ thường, các mẹ bầu cần lưu ý một số điểm sau đây để việc sinh nở được thuận lợi hơn.
Thường xuyên vận động: Mẹ bầu nên vận động nhiều hơn có thể đi bộ hoặc tập yoga để có sức khỏe tốt hơn và duy trì sức bền. Việc này sẽ giúp mẹ bầu có sức hơn khi rặn đẻ, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Lưu ý, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập các bài giãn cơ.
Tập hít thở: Các bài tập hít thở sẽ giúp mẹ bầu biết cách lấy hơi và giữ hơi tốt hơn khi rặn đẻ. Đồng thời, nếu mẹ bầu biết cách lấy hơi tốt sẽ giảm bớt được những cơn đau khi sinh.
Kiểm soát tốt cân nặng: Cần ăn uống theo chế độ hợp lý vừa đảm bảo đủ chất cho em bé nhưng mẹ bầu cũng không tăng cân quá nhiều. Các mẹ mang bầu là chỉ nên tăng từ 10 - 12kg để giảm bớt các bệnh trong giai đoạn thai kỳ và có thể sinh thường thuận lợi.
Qua những thông tin chia sẻ trên chắc hẳn các mẹ đã biết được nên ăn gì để dễ sinh thường, uống gì để đẻ thường dễ? Đồng thời, các mẹ còn bỏ túi thêm một số bí quyết để dễ sinh thường hiệu quả. Tuy nhiên việc dễ sinh thường hay không còn phải phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của mẹ và bé. Các mẹ bầu nên lựa chọn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động hợp lý để vừa khỏe cho mẹ và cả em bé. Chúc các mẹ có hành trình mang bầu khỏe đẹp và vượt cạn thuận lợi cùng em bé khỏe mạnh.
Xem thêm: Mẹ sau sinh nên ăn gì để mẹ khỏe bé thông minh
Khả năng sinh sản thường liên quan mật thiết đến tuổi nam và nữ. Khoảng tuổi sinh sản cao nhất cho cả hai giới là từ mười tám đến những năm đầu ba mươi.
Sau giai đoạn tuổi này, khả năng sinh sản sẽ giảm dần đến sau 45 tuổi ở nữ và sau 50 đối với nam.
Tuy nhiên, mặc dù mối liên kết mạnh mẽ giữa khả năng thụ tinh và tuổi của nam đã được xác định, nhưng đây là hiện tượng ít được biết đến. Cùng tìm hiểu về độ tuổi sinh sản của phụ nữ và đàn ông nhé!
Tham khảo: Thời điểm dễ thụ thai
Tiêu chuẩn quốc tế cho thấy giai đoạn sinh sản của phụ nữ vào 15 đến 44 tuổi.
Và trong khi công nghệ y khoa hiện đại đã giúp cho nhiều phụ nữ có thai sau 45 tuổi hoặc hơn thì những thai kì này vẫn phụ thuộc vào trứng từ người cho trẻ tuổi hơn.
Khả năng sinh sản ở phụ nữ phụ thuộc tuổi của trứng. Ở Úc, độ tuổi sinh sản nhiều là từ 20 đến 38, trong đó 7 năm đầu tiên là cao nhất.
Nhiều phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai vào giai đoạn 40 hay 50 tuổi, nhưng có vẻ như khả năng tạo ra trứng tốt có thể thụ tinh lại giảm từ sau 30 tuổi, tỉ lệ này đặc biệt thấp sau 35 tuổi.
Khả năng thụ thai ở phụ nữ cao nhất trong giai đoạn từ 20 đến 27 tuổi.
Từ 27 đến 35 tuổi, chất lượng của trứng sẽ giảm dần theo thời gian dù là khả năng thụ thai vẫn còn cao.
Cứ mỗi một năm sau 35 tuổi thì chất lượng của trứng lại giảm rõ rệt.
Giai đoạn sinh sản mạnh nhất của nam lại vào những năm hai mươi tuổi. Nghiên cứu cho thấy khả năng sinh sản ở nam giảm theo tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đại diện được cho toàn cầu như là nghiên cứu ở phụ nữ nên thông tin này vẫn ít được biết đến.
Bắt đầu vào tuổi 30, yếu tố chỉ điểm cho khả năng sinh sản ở nam lại bắt đầu giảm dần, đó là nồng độ hoóc môn testosterone giúp cho sự trưởng thành của tinh trùng.
Sau 40 tuổi, tinh hoàn bắt đầu nhăn và mềm, chất lượng và số lượng tinh trùng tạo ra cũng giảm dần theo thời gian.
Tham khảo: Làm sao để có thai nhanh nhất
Khi đàn ông già đi, khả năng sinh sản sẽ giảm cũng như họ tạo ra nhiều tinh trùng có bất thường di truyền hơn. Đàn ông hơn 35 tuổi có tỉ lệ tinh trùng đột biến cao hơn từ 20 đến 35 tuổi.
Có mối liên kết mạnh mẽ giữa tuổi phụ nữ và nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down (nguyên nhân gây thiểu năng trí tuệ do bất thường di truyền thường gặp nhất); những nghiên cứu gần đâu cho thấy tỉ lệ mắc hội chứng Down cũng liên quan đến tuổi tác của người cha nữa.
Ngoài ra cũng có một số liên quan giữa tuổi người cha và một số tình trạng khác như bệnh bạch cầu hay tâm thần phân liệt.
Tham khảo: Tinh trùng yếu có con không