Bị Mất Căn Bản Tiếng Anh
Tháng 12/2024– Ca 19h30 – 21h15 thứ 2-4-6 bắt đầu học vào 13.12.2024 (Học trực tiếp tại Thủ Đức) – Ca 19h30 – 21h15 thứ 3-5-7 bắt đầu học vào 19.12.2024 (Học trực tiếp tại Thủ Đức)– Ca 19h45 – 21h45 thứ 3-5-7 bắt đầu học vào 21.12.2024 (Học online)– Ca 19h45 – 21h45 thứ 2-4-6 bắt đầu học vào 27.12.2024 (Học online)
Luyện tập từ vựng và ngữ pháp từ kiến thức cơ bản nhất
Một trong những điểm khó khăn lớn nhất đối với người mất gốc tiếng Anh là quên từ vựng và không hiểu ngữ pháp. Học lại ngữ pháp từ con số 0 có thể khiến bạn cảm thấy mất phương hướng. Tuy nhiên, thay vì cố gắng học thuộc lòng tất cả các quy tắc ngữ pháp và từ vựng cùng một lúc, bạn nên bắt đầu với những cấu trúc câu đơn giản và thực hành nhiều lần trong các tình huống giao tiếp thực tế.
Bạn có thể bắt đầu với thì hiện tại đơn (present simple), một thì ngữ pháp cơ bản và được sử dụng thường xuyên trong tiếng Anh. Thay vì học lý thuyết khô khan, hãy áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy tự đặt những câu đơn giản như:
Khi bạn đã quen thuộc với thì hiện tại đơn, hãy dần dần chuyển sang các thì phức tạp hơn như thì hiện tại tiếp diễn (present continuous) hoặc thì quá khứ đơn (past simple). Điều quan trọng là bạn phải thực hành thường xuyên để ngữ pháp trở thành một phần tự nhiên trong suy nghĩ và giao tiếp của bạn.
QTS English giúp bạn luyện nói tiếng Anh qua các mẫu truyện ngắn
Mẹo: Một cách đơn giản để bạn nhớ và hiểu rõ về các cấu trúc ngữ pháp mới học là bạn hãy trở thành “một giáo viên” dạy lại các bài mình đã học cho một người khác.
Bạn nên bắt đầu với các chủ đề đơn giản và gần gũi với mình nhất như: chào hỏi, thói quen hàng ngày, sở thích, giới thiệu bản thân đơn giản (tên, tuổi, quê quán, nghề nghiệp, … ).
Sau đó, bạn thử kết hợp từ vựng với bài nghe (tình huống và đoạn hội thoại trong chủ đề từ vựng đó), và học cách phát âm chuẩn (nhại lại bài nghe) theo từng từ, câu, đoạn. Học những trường hợp áp dụng cụ thể. Như vậy bạn sẽ dễ dàng nhớ được từ này và cách áp dụng nó.
Hệ thống học tập QTS English giúp bạn làm quen lại với các chủ đề tiếng Anh cơ bản trong đời sống
Ví dụ, Quizlet là một ứng dụng học từ vựng thông qua flashcards, giúp bạn ghi nhớ từ mới một cách hiệu quả. Trong khi đó, QTS English, Lingoda hay Cambly là các nền tảng học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, nơi bạn có thể tham gia các lớp học trực tuyến và nhận phản hồi trực tiếp về khả năng nói của mình.
Luyện kỹ năng nghe và nói một cách chủ động
Kỹ năng nghe và nói là hai yếu tố quan trọng nhưng lại thường bị lãng quên trong quá trình học lại tiếng Anh. Để khôi phục kỹ năng này, bạn cần phải tiếp xúc với tiếng Anh thực tế, không chỉ qua sách vở mà còn thông qua việc nghe và nói thường xuyên.
Một cách hiệu quả để cải thiện khả năng nghe là nghe các đoạn hội thoại ngắn, phù hợp với trình độ của bạn. Bạn có thể bắt đầu với các podcast hoặc video tiếng Anh dành cho người học cấp độ sơ cấp, như BBC Learning English hoặc VOA Learning English.
Cách tốt nhất để luyện nghe tiếng Anh hiệu quả đó là nghe tiếng Anh mỗi ngày. Bạn nên tạo thói quen nghe tiếng Anh chủ động ít nhất 15 phút mỗi ngày. Nghe thụ động mỗi khi rảnh và nghe ít nhất 1 tiếng mỗi ngày. Việc xem phim hay nghe nhạc tiếng Anh cũng giúp bạn luyện nghe tốt hơn.
Có thể lúc đầu bạn sẽ khó hiểu được nội dung của bài nghe. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, nghe đi nghe lại nhiều lần khiến bạn quen dần và bắt đầu đoán được nội dung của bài học. Bạn không cần phải hiểu hết cả câu, cái bạn cần nắm được là nội dung chính mà câu này nói đến.
Khi đã nghe nhiều lần như vậy, khả năng nghe tiếng Anh của bạn sẽ được nâng cao và bắt đầu nghe rõ từng câu chữ hơn. Bạn có thể tham khảo những video luyện nghe tiếng Anh thụ động từ Youtube tại các kênh nổi tiếng. Sau đây là một ví dụ:
Để việc nghe của bạn thêm chuẩn xác hơn thì bạn cần phải biết phát âm đúng. Một trong những lý do khiến bạn thất bại trong việc học tiếng Anh trước đó là cách phát âm sai. Chính vì vậy, bạn cần phải học cách phát âm đúng, điều này khiến cho quá trình nghe tiếng Anh của bạn được nhẹ nhàng và chính xác hơn.
Như vậy, bạn nên nghe cách phát âm chuẩn của người bản xứ rồi học phát âm lại thật chậm, sửa lỗi phát âm đơn giản trước rồi tăng mức độ phức tạp lên. Lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi ngày để không còn gượng miệng khi phát âm.
Phần mềm học tập QTS English giúp học viên luyện tập phát âm
Mẹo: Thời gian đầu, bạn có thể dùng Google dịch, chọn phần Micro (Dịch bằng giọng nói) để phát âm từ tiếng Anh, nếu Google dịch hiểu bạn đang nói từ gì thì khả năng bạn phát ẩm chuẩn đạt gần 70% rồi đó.
Sau khi quen dần với việc phát âm và có vốn từ nhất định, bạn có thể tải các ứng dụng dành riêng cho việc học tiếng Anh trên điện thoại để luyện tập các bài học nâng cao và thực hành phát âm chuẩn với hệ thống AI chuyên nghiệp hơn.
Ngoài ra, việc nói tiếng Anh hàng ngày cũng rất quan trọng. Nếu bạn không có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài, hãy thực hành tự nói một mình. Ví dụ, bạn có thể tự mô tả những gì mình đang làm, hoặc thậm chí nghĩ bằng tiếng Anh. Việc tạo ra các cuộc hội thoại giả tưởng sẽ giúp bạn làm quen với việc sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế.
Bạn có thể đăng ký khóa học tiếng Anh 1 kèm 1 với người nước ngoài thông qua QTS English hoặc tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh. Những môi trường này sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng nói một cách tự nhiên và dần dần khắc phục sự tự ti khi sử dụng tiếng Anh.
Phương pháp học chưa phù hợp
Không có một công thức duy nhất nào có thể đảm bảo bạn có thể giỏi tiếng Anh vượt trội. Mỗi người có ưu nhược điểm riêng biệt. Nếu bạn chưa biết những điểm mạnh và điểm yếu của mình, bạn có thể vô tình học tiếng Anh với phương pháp không phù hợp. Từ đó, phương pháp này gây ra “tác dụng ngược”, khiến bạn nản chí và không muốn tiếp tục hành trình chinh phục ngoại ngữ.
Phương pháp học chưa phù hợp có thể khiến bạn cảm thấy chán nản
Không sử dụng tiếng Anh thường xuyên
Tiếng Anh sẽ không thể nào tự phát triển nếu nó chỉ dừng lại ở những trang vở viết. Với tiếng Anh giao tiếp, bạn cần thực hành liên tục để tăng nhanh tốc độ phản xạ và phát âm thêm chuẩn xác.
Còn tiếng Anh chuyên ngành cũng cần được áp dụng vào công việc hàng ngày để bạn không quên mất định nghĩa của chúng cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Việc học lý thuyết và bỏ qua thực hành sẽ khiến mọi công sức của bạn bị lãng phí.
Mất gốc tiếng Anh cần học bao lâu mới thành thạo?
Thông thường cần ít nhất 3 tháng để lấy lại căn bản tiếng Anh cho người mất gốc. Vì khoảng thời gian này cho phép người học được làm quen lại với những kiến thức nền tảng và hình thành động lực để theo đuổi lâu dài.
Tuy nhiên, quá trình này có thể rút ngắn lại nếu bạn có ý chí quyết tâm cao. Mỗi ngày, bạn nên dành ra ít nhất 2 tiếng đồng hồ để chuyên tâm học từ vựng và ngữ pháp mới, thêm vào đó 1 tiếng để luyện nghe nói.
Như vậy, thời gian bao lâu để giỏi tiếng Anh sẽ không còn là vấn đề nữa.
Học ngữ pháp và cấu trúc câu qua các đoạn hội thoại
Đối tượng nào cần học tiếng Anh cho người mất gốc
Học sinh, sinh viên, người đi làm, người muốn du học, định cư tại nước ngoài hoặc bất kỳ yếu tố nào đòi hỏi khả năng tiếng Anh mà bản thân bạn chưa đáp ứng được vì mất căn bản đều cần học tiếng Anh cho người mất gốc.
Học sinh là nhóm đối tượng cần phải phát triển đồng đều 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết tiếng Anh. Kiến thức được thu nạp từ lúc theo học trên ghế nhà trường rất quan trọng vì nó tạo nên nền tảng cho việc phát triển ngôn ngữ về sau.
Nếu học sinh để mất gốc tiếng Anh, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn theo kịp trình độ của bạn bè trong lớp hoặc đạt được thành tích học tập mong muốn. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hồ sơ ứng tuyển đại học của bạn, vì hiện nay rất nhiều trường tuyển sinh yêu cầu trình độ ngoại ngữ cao.
Như năm 2024, có 40 trường ĐH top đầu tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với thang điểm từ 5.0 đến 6.0 IELTS hoặc từ 55 đến 79 điểm TOEFL iBT.
Nếu chưa có nền tảng vững chắc, học sinh cần tranh thủ thời gian để học tiếng Anh cho người mất gốc và đảm bảo mình có đủ năng lực thể đăng ký theo học tại trường đại học mình yêu thích.
Trong số 906.549 thí sinh dự thi môn Tiếng Anh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, có 145 thí sinh bị điểm liệt, 42,67% thí sinh có điểm dưới trung bình.
Khi lên đại học và đi sâu vào ngành học của mình, nhiều sinh viên bỡ ngỡ và lạc lối vì không hiểu được nội dung bài giảng tiếng Anh. Nguyên nhân đầu tiên đến từ việc bản thân không có nền tảng ngoại ngữ vững chắc.
Nhiều sinh viên đã bị hổng kiến thức từ thời học sinh và không kịp bổ sung, dẫn đến khó khăn khi học chuyên ngành. Hơn thế nữa, trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế, sinh viên cần phải trang bị đầy đủ kỹ năng Anh ngữ và kỹ năng mềm để đáp ứng tiêu chí tuyển dụng mới nhất của các doanh nghiệp.
Vậy nên, sinh viên là nhóm đối tượng cần gấp rút học tiếng Anh cho người mất gốc.
Lĩnh vực ngành nghề như giáo dục, marketing, công nghệ thông tin… luôn xuất hiện những xu hướng, kiến thức mới bắt buộc người trong ngành phải cập nhật thường xuyên. Lượng lớn thông tin mới này thường được cộng đồng quốc tế chia sẻ và phân tích bằng tiếng Anh. Vậy nên, người đi làm không thể vì rào cản ngôn ngữ mà làm ngơ những nội dung giá trị đó.
Người Việt Nam học ngoại ngữ để có thể kiếm một công việc tốt (60%), do yêu cầu của công việc (49%), và giao tiếp với người nước ngoài (44%).
Để không bỏ lỡ cơ hội phát triển nghề nghiệp, người đi làm cần đảm bảo mình có đầy đủ vốn Anh ngữ căn bản. Kiến thức tiếng Anh cho người mất gốc sẽ hỗ trợ nhân viên, quản lý và cả lãnh đạo xây dựng nền tảng ngoại ngữ vững chắc. Từ đó, mới có thể nghiên cứu và vận dụng thành thạo kiến thức tiếng Anh chuyên ngành vào công việc.